Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

PHÂN HÓA HỌC - CÁCH PHÂN BIỆT PHÂN THẬT GIẢ

Hiện nay, phân bón cho cây trồng rất đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu trồng trọt và nguồn thực phẩm của con người. Tuy nhiên, phân hóa học cũng có nhiều loại thật lẫn giả nên chất lượng không tốt ảnh hưởng nhiều đến cây trồng. Sau đây là cách phân biệt phân thật giả.


1/ Phân Ka-li clo-rua (MOP, KCl) chứa 60% K2O


+ Màu sắc đặc trưng: đỏ hồng, hồng nhạt, đỏ tím và màu trắng.

+ Phân KCl nhập khẩu cần có hàm lượng K2O ≥60%, bao bì có ghi rõ hàng nhập của quốc gia nào. Các loại phân trên bao bì không ghi hàm lượng K2O chiếm 60% thì đều là hàng giả, hàng nhái. Phân Kali thật thường có nguồn gốc nhập khẩu từ Nga, Đức, Bê-la-rút, Ca-na-đa, I-xra-en được đóng gói bao 50kg có tên gọi thương mại là MOP, Kali Clorua hàm lượng O-xit kali tối thiểu là 60%

+ Hình thức làm giả thường lợi dụng vào màu đỏ đặc trưng của Kali để pha trộn muối ăn, phẩm màu, bột sét đỏ
Cách thử:

+ Dùng một chiếc cốc thủy tinh nhỏ, trắng và trong suốt có chứa ít nước sạch (dung tích 50-100ml).

+ Bỏ khoảng 3-5g mẫu thử phân vào trong cốc nước và quan sát kếtquả như sau:

– Phân Kali clorua thật:

+ Cốc nước chưa chuyển sang màu hồng đỏ ngay lập tức

+ Một phần mẫu phân chìm xuống nước, một phần vẫn nổi trên mặt cốc nước

+ Sau khi khoắng mạnh, dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt, không vẩn đục, có váng đỏ bám quanh thành cốc. Phân tan hết.

– Phân Kali clorua kém chất lượng:

– Cốc nước ngay lập tức có màu hồng đỏ

– Toàn bộ phân chìm xuống và tan rất nhanh,

– Sau khi khoắng mạnh, dung dịch có màu hồng đỏ, vẩn đục, không có váng đỏ bám quanh thành cốc. Có thể để lại cặn không tan hết.



2/ Phân Ka-li sunfat (SOP, K2SO4) chứa 50% K2O:


+ Màu đặc trưng: trắng, ở dạng hạt nhỏ hoặc bột,

+ Hình thức làm giả: dễ bị trộn lẫn với bột đá vôi hoặc bột vôi sống, bột đất sét trắng.
Cách thử: Cho 7-10 gam phân mẫu thử vào cốc nước trong và quan sát hiện tượng

– Phân Sun – phát Ka – li (SOS) thật:

+ Tan hết trong nước và dungdịch sẽ có màu trong suốt.

– Phân Sun – phát Ka – li (SOS) kém chất lượng:

+ Có thể không tan hết trong nước mà để lại cặn lắng (bột đá) hoặc dung dịch vẩn đục do huyền phù của vôi hoặc sét trắng.

4/ Phân U-rê:

Màu sắc đặc trưng: loại hạt trong và hạt đục, có hàm lượng ni-tơ tối thiểu là46%.


4.1/ Phân biệt phân Urê dạng trong



+ Phân U-rê hạt trong rất dễ tan, có màu trắng trong, dạng hạt tròn.

+ Được làm giả bằng bằng cách trộn phân SA vào phân U-rê theo một tỷ lệ nhất định (do phân SA rẻ hơn phân U-rê)
Cách thử: Bằng cách quan sát hạt phân

+ Phân U-rê thật phải có dạng hạt tròn.

+ Phân Urê kém chất lượng có lẫn phân SA thì các hạt phân SA có dạng tinh thể, nhiều góc cạnh.


4.2/ Phân U-rê hạt đục



+ Phân có dạng hạt to, đường kính hạt 2- 4mm, cứng, màu trắng đục như sữa.

+ Loại phân này phải nhập khẩu 100%, rất khó làm giả hoặc việc làm giả không đem lại lợi ích đáng kể nên có thể an tâm khi mua và sử dụng loại phân này.


5/ Phân DAP



+ Màu sắc đặc trưng: xanh ngọc, xanh nõn chuối, vàng, trắng ngà, xám, nâu, đen. Phân có dạng hạt tròn.

+ Chất lượng phân phụ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng ghi trên bao bì sản phẩm.

+ Đây là loại phân vẫn nhập khẩu. nên khi mua phân DAP phải kiểm tra bao bì có ghi rõ nguồn gốc nhập khẩu từ nước nào, hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm…


6/ Phân Sun-phát A-môn (SA, (NH4)2SO4)



+ Màu đặc trưng: màu trắng trong hoặc trắng ngà, dạng tinh thể lấp lánh như kim cương hoặc như đường kính trắng, nhưng cỡ hạt lớn hơn, hoặc dạng hạt nhỏ, mịn.

+ Tính chất: Dễ tan và tan hết trong nước, khi tan hấp thu nhiệt rất mạnh

Dùng để bón trực tiếp cho cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày, hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất phân hỗn hợp NPK


7/ Phân Supe Lân:



+ Màu đặc trưng: có màu xám và xám xanh

+ Tính chất: dạng bột mịn, hàm lượng lân (P2O5 hữu hiệu) khoảng 15,5%-16%


8/ Lân nung chảy:


+ Màu đặc trưng: đen, xanh đen hoặc xám sẫm. 

+ Tính chất: có dạng bột mịn và dạng mảnh

9/ Phân Mô-nô A-mô-ni-um Phốt-phát (MAP) 

+ Màu sắc: nâu, xám, đen, xanh, vàng

+ Tính chất: có dạng hạt tròn, đường kính 1-4mm

Loại phân này chủ yếu dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại phân NPK

10/ Phân hỗn hợp NPK

Phân NPK chia ra làm 2 nhóm:

– Nhóm phân khoáng trộn:

+ Sản xuất bằng cách phối trộn từ các loại phân nguyên liệu chứa đạm, lân và kali theo một tỷ lệ nhất định.

+ Có công nghệ sản xuất đơn giản, nhưng sản phẩm khó làm giả mà chỉ có làm kém chất lượng. 

+ Người tiêu dùng có thể nhận biết bằng cảm quan từng thành phần phân bón có trong hỗn hợp (hạt đạm, hạt Ka-li, hạt Lân….) 

– Nhóm phân phức hợp:

+ Sản xuất bằng cách: nghiền nhỏ, trộn đều các loại nguyên liệu thành phần, sau đó tạo thành các hạt phân tổng.

+ Nhóm này dễ bị làm giả, làm nhái bằng cách vê viên các nguyên liệu rẻ tiền như đất mùn, than bùn, bột sét, bột màu… tạo thành sản phẩm có hình dáng và màu sắc giống như hàng thật.


Phương pháp thử phân bón

+ Cho phân vào cốc nước thủy tinh khuấy đều,

+ Nếu phân bón tan hết (có thể vẫn lắng cặn) hoặc chưa tan nhưng khi bóp nhẹ thì tan vụn ra là đạt yêu cầu;

+ Nếu bóp mà dẻo, khi vào nước không nổi váng…thì đó là phân giả do trộn đất sét, trộn gạch non…

+ Khi bón thử trên cây rau ăn lá thì chỉ sau 3-5 ngày nếu phân chất lượng tốt, cây rau xanh và tươi mướt, còn phân giả và kém chất lượng thì không thấy thay đổi, thậm chí có hiện tượng lá vàng, thối rễ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét