Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2019

NGUỒN GỐC NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Có thể bạn đã đọc, đã tìm hiểu hoặc đã nghe đâu đó cụm từ “Nông nghiệp hữu cơ” hay “thực phẩm hữu cơ”... vậy bạn đã biết gì về “Nông nghiệp hữu cơ” và “thực phẩm hữu cơ”? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và bàn luận về điều đó dưới đây nhé!
nông nghiệp hữu cơ

Nguồn gốc nông nghiệp hữu cơ

Nguồn gốc và danh xưng

Bạn có còn nhớ khi cuộc cách mạng xanh vào đầu thế kỷ trước bùng nổ? Khi đó phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, thuốc diệt cỏ… được sử dụng một cách ồ ạt, năng suất của vật nuôi, cây trồng tăng lên liên tục. Chính ngay lúc này, đã bắt đầu có những than phiền, lo lắng và đề xuất xem lại vấn đề: Thực phẩm hóa học sản xuất ào ạt như thế sẽ tốt cho sức khỏe con người như thực phẩm được canh tác tự nhiên hay ít hóa chất không? và cũng bắt đầu phát sinh những ý tưởng cổ súy cho loại thực phẩm hữu cơ, thực phẩm của sức khỏe.
Năm 1939 Huân tước Northbourne lần đầu tiên dùng từ nông nghiệp hữu cơ trong cuốn sách “Look to the land”, với quan niệm “nông trại là một cơ thể sống” (the farm as organism), để mô tả một nền nông nghiệp chỉnh thể, cân bằng sinh thái, ngược hẳn với nông nghiệp hóa học (chemical farming). Cần lưu ý chữ “cơ” ở đây là cơ thể, khác biệt với “hữu cơ” và “vô cơ” trong hóa học (organic & inorganic chemistry), thông thường để chỉ một nhóm phân tử hóa học có chứa các nguyên tố các bon hay không.
Nông nghiệp hữu cơ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là Hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo quản… sản xuất từ các nhà máy hóa chất. Vì sản xuất theo cách tự nhiên, nên nền nông nghiệp hữu cơ được cho là lành mạnh, giúp giữ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi.
Người ta nhấn mạnh đặc điểm hữu cơ (organic) để phân biệt với hóa học (chemical) là những thực phẩm thông dụng của chúng ta từ trước tới nay vốn sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình sản xuất, bảo quản cũng như khi chế biến. Do đó thực phẩm hữu cơ (organic foods), còn được gọi là thực phẩm thiên nhiên (natural foods) hay thực phẩm lành mạnh (healthy food).
nông nghiệp hữu cơ

Phân loại thực phẩm hữu cơ
Người ta xếp thực phẩm hữu cơ thành 4 lớp tùy theo số phần trăm (%) thành phần hữu cơ trong đó:
(1) “Hữu cơ hoàn toàn” (100% organic): không thêm một chất hóa học nào khác.
(2) “Hữu cơ” (Organic): có trên 95% chất hữu cơ được sử dụng.
(3) “Sản xuất với thành phần hữu cơ” (Made with organic ingredients): có ít nhất 70% hữu cơ được sử dụng.
(4) “Có thành phần hữu cơ” (Some organic ingredients): dưới 70% hữu cơ được sử dụng.

Chất lượng và độ an toàn hơn của thực phẩm hữu cơ
Khi nhìn về nguồn gốc và cách sản xuất, thực phẩm hữu cơ sẽ đạt nhiều tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn hơn thực phẩm thông thường. Nhưng trên thực tế thị trường, thực phẩm hữu cơ vì không dùng chất bảo quản nên hình thức thường không bắt mắt, dễ hư hỏng hơn so với các thực phẩm cùng loại ở điều kiện canh tác khác. 

XEM THÊM CÁC SẢN PHẨM HỮU CƠ:
https://xuannong.vn/dat-sach-phan-sach-d6.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét