Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Nông nghiệp 4.0 là gì?

Nông nghiệp 4.0, thuật ngữ được sử dụng đầu tiên tại Đức.
Tương tự với “Công nghiệp 4.0”, “Nông nghiệp 4.0” ở châu Âu được hiểu là các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi được kết nối mạng bên trong và bên ngoài đơn vị (có thể hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp). Nghĩa là thông tin ở dạng số hóa dành cho tất cả các đối tác và các quá trình SX, giao dịch với các đối tác bên ngoài đơn vị như các nhà cung cấp và khách hàng tiêu thụ được truyền dữ liệu, xử lý, phân tích dữ liệu phần lớn tự động qua mạng internet. Sử dụng các thiết bị internet có thể tạo điều kiện quản lý lượng lớn dữ liệu và kết nối nội bộ với các đối tác bên ngoài đơn vị. Một số thuật ngữ khác thường được sử dụng như “Nông nghiệp thông minh” và “Canh tác số hóa”, dựa trên sự ra đời của các thiết bị thông minh trong nông nghiệp. Các thiết bị thông minh bao gồm các cảm biến, các bộ điều tiết tự động, công nghệ có thể tính toán như bộ não và giao tiếp kỹ thuật số. Nông nghiệp 4.0 mở đường cho sự tiến hóa tiếp theo, bao gồm những hoạt động không cần có mặt con người trực tiếp và dựa vào hệ thống thiết bị có thể đưa ra những quyết định một cách tự động.

Nông nghiệp 1.0 xuất hiện mạnh vào khoảng năm 1910, ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào sức lao động và phụ thuộc thiên nhiên do đó năng suất lao động thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, quá trình trao đổi thương mại chưa sôi động, chủ yếu tự cung, tự cấp nông sản giữa các quốc gia.
Nông nghiệp 2.0, đó là Cách mạng xanh, bắt đầu vào những năm 1950, mà điển hình là Ấn Độ sử dụng các giống lúa mì lùn cải tiến; giai đoạn mà canh tác kết hợp sử dụng hóa học hóa trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; cơ khí phục vụ nông nghiệp phát triển, máy cày làm đất và máy móc phục vụ công nghệ sau thu hoạch, quá trình trao đổi nông sản toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, từng bước hình thành rõ phân vùng nông nghiệp thế giới.
Nông nghiệp 3.0 diễn ra vào khoảng năm 1990 đã tạo bước đột phá về công nghệ nhờ áp dụng các thành tựu khoa học về công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, thiết bị định vị toàn cầu (GPS), các công nghệ làm đất, công nghệ sau thu hoạch sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và từng bước áp dụng các công nghệ điều khiển tự động và cảm biến, giao dịch nông sản thương mại điện tử, từ đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản; căn cứ vào lợi thế so sánh các quốc gia đã chủ động tham gia chuỗi nông sản toàn cầu; đây là giai đoạn xuất hiện nhanh và nhiều công ty đa quốc gia kinh doanh về nông nghiệp.

Nông nghiệp 4.0 bao hàm nghĩa rộng của cả trồng trọt, chăn nuôi (có thể hiểu rộng hơn sang cả thủy sản và lâm nghiệp) về nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất. Nông nghiệp hiện đại quan tâm đến độ bền vững và các giải pháp an toàn. Canh tác (Farming) là thực hiện những kỹ thuật như làm đất, gieo cấy, tỉa cành, luân canh, chăm sóc, thu hoạch, với mục tiêu đạt năng suất cao hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn, dựa vào tiến bộ công nghệ kỹ thuật số. Thuật ngữ Canh tác 4.0 (Farming 4.0) xuất hiện vào những năm 2010. Đó là các canh tác năng động và hiệu quả.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Cách chăm sóc hoa hồng cho nhiều hoa

Nhiều bạn trồng hoa hồng gặp trường hợp là cây hoa hồng không ra hoa hoặc hoa rất ít. Đây cũng là vấn đề nhiều người quan  tâm và chưa tìm ra cách  giải quyết.

Nguyên nhân tại sao hồng không ra hoa?

Chưa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây
Cây không đủ nắng: thông thường hồng cần 5-8h nắng mỗi ngày
Chưa cắt tỉa cành cây làm cản trở sự phát triển của cây

Cắt tỉa cảnh cây giúp cho cây hồng dễ phát triển và cho hoa nhiều hơn. Nếu cây hồng tàn bông mà chúng ta để tự nhiên mà không cắt tỉa thì đến thời gian ra tược mới là 10- 15 ngày. Những chồi non này rất khó ra hoa và người ta hay gọi là "chồi điếc". Những chồi điếc này có sức sống rất yếu và khó ra hoa. Khi  chúng ta cắt tỉa cành thì chồi non phát triển tốt cho nhiều hoa hơn và chỉ sau từ 5-7 ngày chồi non sẽ mọc và rất tốt.

Đây là cách chăm sóc đơn giản nhất để cây hồng phát triển và ra hoa.

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

Nông nghiệp sạch - Nhận biết cây thiếu dinh dưỡng qua lá

Vai trò của các chất dinh dưỡng khoáng cho cây trồng:
Các nguyên tố khoáng dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng khi thiếu nó sẽ không thể thực hiện đucợ chu trình sống và không thay thế được bất kì nguyên tố nào và phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa cho cây trồng.

Các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu bao gồm:
+ Nguyên tố đại lượng : C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
+ Nguyên tố vi lượng : Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo.
Biểu hiện khi thiếu các chất dinh dưỡng của cây trồng:
1. Đạm ( N)
Khi thiếu N, cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục không hình thành, lá chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, hoạt động quang hợp và tích lũy giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới suy giảm năng suất.
- Thừa N sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công. Ngoài ra sự dư thừa N trong sản phẩmcây trồng (đặc biệt là rau xanh) còn gây tác hại lớn tới sức khỏe con người. Nếu N dư thừa ở dạng NO3- thì khi vào dạ dày, chúng sẽ vào ruột non và mạch máu, sẽ chuyển hemoglobin (của máu) thành dạng met-hemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy của tế bào. Còn nếu ở dạng NO2- chúng sẽ kết hợp với axit amin thứ cấp tạo thành chất Nitrosamine - là một chất gây ung thư rất mạnh.
2. Lân ( P)
- Khi thiếu Lân, lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong. Cây lúa thiếu P làm lá nhỏ, hẹp, đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép. Cây ngô thiếu P sinh trưởng chậm, lá có màu lục rồi chuyển màu huyết dụ.
- Thừa lân không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại nguyên tố linh động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non.
3. Kali
 Biểu hiện rất rõ khi thiếu K là lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và khô. Cây lúathiếu K sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng, mép lá về phía đỉnh biến vàng. Ngôthiếu K làm đốt ngắn, mép lá nhạt dần sau chuyển màu huyết dụ, lá có gợn sóng. Điều đặc biệt là K có vai trò quan trọng trong việc tạo lập tính chống chịu của cây trồng với điều kiện bất thuận (hạn, rét) cũng như tính kháng sâu bệnh, vì vậy nếu thiếu K sẽ làm những chức năng này suy giảm đi.
4. Canxi
 Khi thiếu Ca thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế. Triệu chứng đặc trưng của cây thiếu Ca là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, hóa nhầy và chết. Ca là chất không di động trong cây nên biểu hiện thiếu Ca thường thể hiện ở các lá non trước.
5. Magie
- Thiếu magiê lá cây sẽ mất màu xanh bình thường và xuất hiện các đốm vàng, mép lá cong lên, thiếu nặng cây có thể bị chết khô. Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, vì Mg là nguyên tố linh động, cây có thể dùng lại từ các lá già.
 
- Nếu dư thừa magiê sẽ làm thiếu kali.
6. Lưu huỳnh
- Cây thiếu lưu huỳnh có biểu hiện giống như thiếu đạm, lá vàng lợt, cây thấp bé, chồi kém phát triển, tuy nhiên khác với thiếu N là hiện tượng vàng lá xuất hiện ở các lá non trước các lá trưởng thành và lá già. Khi cây thiếuS, gân lá chuyển vàng trong khi phần thịt lá vẫn còn xanh, sau đó mới chuyển vàng. Kèm theo những tổn thương trước hết ở phần ngọn và lá non, cộng với sự xuất hiện các vết chấm đỏ trên lá do mô tế bào chết.
 
- Còn thừa lưu huỳnh thì lá nhỏ, đôi khi bị cháy lá.
 7. Đồng
Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lây, ruộng lầy thụt. Cây trồng thiếuđồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả. Với cây họ hòa thảo, nếu thiếu đồng sẽ làm mất màu xanh ở phần ngọn lá.
8. Bo
Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên.
9. Sắt
 Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng lợt, Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già, vì Fe không di động từ lá già về lá non. Sự thiếu sắt có thể xảy ra do sự thiếu cân bằng với các kim loại khác như Molipden, Đồng hay Mangan. Một số yếu tố khác cũng có thể gây thiếu sắt như quá thừa Lân trong đất; do pH cao kết hợp với giầu Canxi, đất lạnh và hàm lượng Carbonat cao; thiếu sắt do di truyền của cây; thiếu do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.
10. Mangan
Triệu chứng điển hình khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biến vàng, nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá. Hiện tượng thiếu Mangan thường xảy ra ở những chân đất giầu hữu cơ, hay trên những đất trung tính hoặc hơi kiềm và có hàm lượng Mangan thấp. Mặc dù hiện tượng thiếu Mangan thường đi với đất có pH cao, nhưng nó cũng có thể gây ra bởi sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt. Hiện tượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giầu hữu cơ, úng nước. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo.
11. Mo
Thiếu Mo sẽ ức chế dinh dưỡng đạm của cây trồng nói chung, đặc biệt của các cây họ đậu . Hiện tượng thiếu Molipden có biểu hiện chung như vàng lá và đình trệ sinh tưởng. Sự thiếu hụt Molipden có thể gây ra triệu chứng thiếu Đạm trong các cây họ đậu như đậu tương, cỏ alfalfa, vì vi sinh vật đất phải có Molipden để cố định Nitơ từ không khí. Molipden trở nên hữu dụng nhiều khi pH tăng, điều đó ngược lại với đa số vi lượng khác. Chính vì điều này nên hiện tượng thiếu thường xảy ra ở đất chua. Đất nhẹ thường dễ bị thiếu Mo hơn so với đất nặng.
12. Kẽm
Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng. Sự thiếu Kẽm ở cây bắp gọi là bệnh “đọt trắng” vì rằng lá non chuyển sang trắng hoặc vàng sáng. Lá bắp có thể phát triển những dải vàng rộng (bạc lá) trên một mặt hoặc cả 2 mặt sát đường gân trung tâm. Một số triệu chứng khác như lá lúa mầu đồng; bệnh “lá nhỏ” ở cây ăn trái hay đình trệ sinh trưởng ở cây bắp và cây đậu.
Do đó bà con nông dân mình cần quan sát kĩ triệu chứng để bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Cà chua bi - Hạt giống cà chua bi chịu nhiệt mới nhất

Hạt giống cà chua bi chịu nhiệt  Đây  là hạt giống cà chua bi chịu nhiệt do Xuannong.vn sản xuất và đóng gói tại Việt Nam.
Cà chua bi có rất nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sức khỏe của con người. Nhiều chị em nội trợ rất thích trồng rau quả sạch cho gia đình mình, thì giống cà chua bi chịu nhiệt này là sự lựa chọn đâu tiên cho các chị em.
Cà chua bi chịu nhiệt do Xuannong.vn sản xuất có khả năng chịu nhiệt tốt và sản xuất tại Việt Nam nên rất phù hợp với khí hậu tại Việt Nam. Qủa cà chua bi đều đẹp mắt mà lại rất ngọt. Qủa chắc thịt có thể vận chuyển xa và bảo quản lâu. Thời gian trồng cà chua bi cho thu hoạch rất nhanh. Cách trồng cà chua bi lại dễ nên ai cũng có thể trồng loại cà chua bi chịu nhiệt này.

Đây là giống cà chua bi chịu nhiệt tốt nhất hiện nay và chỉ có bán duy nhất tại Xuannong.vn.
Cà chua bi chịu nhiệt có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam. Hiện nay, giống cà chua bi chịu nhiệt này được ưa chuộng vì khả năng chịu nhiệt cao dễ dàng trồng trong điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Hạt giống cà chua bi chịu  nhiệt do Xuanong.vn sản xuất và đóng gói và phân phối duy nhất trên thị trường Việt Nam. Cà chua bi chịu nhiệt nguồn gốc Việt Nam, tỉ lệ nảy mầm lên đến 85% hoàn toàn không ngâm xử lí hóa chất, dễ dàng sống và sinh trưởng trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Những ưu điểm của cà chua bi chịu nhiệt do Xuannong.vn sản xuất mà không thể lẫn vào đâu là:
Trong cà chua bi chịu nhiệt có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như : Fe, K, Mg, P, Vitamin: A, B, C, K,...giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, bảo vệ tim, phòng bệnh ung thư, tốt cho tiêu hóa, cải thiện các vấn để về da, giảm cân,...
Đây là giống cà chua chịu nhiệt dễ trồng thích ứng và phù hợp với khí hậu nóng, không phù hợp với khí hậu lạnh.



Chất lượng quả cầ chua bi tốt: trái đều khối lượng từ 17- 20g, chắc thịt,ngọt, trái ít bị nứt,...
Dễ dàng trong việc bảo quản và vận chuyển đi xa: nếu bảo quản bên ngoài có thể để 10 ngày, nếu bảo quản tủ lạnh có thể để được 20 ngày.
Cách trồng cà chua bi chịu nhiệt rất dễ dàng như các loại cà chua thông thường, mọi người có thể dễ dàng trồng cho mình cà chua trên sân thượng, cà chua bán thủy canh, cà chua thủy canh ,...
Liên hệ: 0901 087 973 để được tư vấn
XEM THÊM:
https://xuannong.vn/ca-chua-bi-chiu-nhiet-id858.html

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Aquaponics - Nông nghiệp sạch

Aquaponics là từ chỉ về mô hình sản xuất thực phẩm kết hợp phương pháp thủy canh Hydroponics và nuôi thủy sản. Aquaponics được đánh là phương pháp sản xuất thực phẩm theo hướng nông nghiệp sạch.

Thông thường khi nuôi thủy sản các chất thải của thủy sản làm tích lại độc tố trong nước ảnh hưởng môi trường. Trong hệ thống aquaponics thì sẽ không có chuyện đó xảy ra vì các  độc tố trong nước sẽ được các vi khuẩn ninat phân hủy thành các nittrat- nitrit và được cây trồng hấp thụ ngay sau đó. Nước đấy lại được tái sử dụng lại vào bể nuôi cá.

Trong một đơn vị aquaponic, nước từ các chu kỳ thông qua các bộ lọc bể cá, máng trồng cây và sau đó trở lại cho cá. Trong các bộ lọc, các chất thải cá được lấy ra từ nước, đầu tiên sử dụng một bộ lọc cơ học nhằm loại bỏ các chất thải rắn và sau đó thông qua một bộ lọc sinh học để xử lý các chất thải hòa tan trong nước. Các hệ thống lọc sinh học cung cấp một môi trường sinh sống cho vi sinh vật để chuyển đổi ammonia, đó là chất độc hại cho cá, thành nitrat, một chất dinh dưỡng dễ tiếp cận hơn cho cây. Quá trình này được gọi là quá trình nitrat hóa. Khi nước (có chứa nitrat và các chất dinh dưỡng khác) đi qua máng trồng cây, cây hấp thu các chất dinh dưỡng, và cuối cùng nước tinh khiết được trở về bể cá. Quá trình này cho phép cá, cây và vi sinh vật cộng sinh để phát triển và làm việc cùng nhau để tạo ra một môi trường phát triển tốt cho nhau, miễn là hệ thống được cân bằng đúng.Aquaponics có thể có hiệu quả hơn và khả thi về mặt kinh tế trong các tình huống nhất định, đặc biệt là nơi có đất và nước là hạn chế. Tuy nhiên, aquaponics là phức tạp và đòi hỏi chi phí ban đầu đáng kể. Sự gia tăng sản xuất phải tốn kém chi phí đầu tư cao hơn cần thiết để tích hợp hai hệ thống. Trước khi cam kết một hệ thống lớn hoặc đắt tiền, cần phải có một kế hoạch kinh doanh đầy đủ xem xét các khía cạnh về kinh tế, môi trường, xã hội và hậu cần.
XEM THÊM:
https://xuannong.vn/

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

Cách trồng chùm ngây nhanh thu hoạch


Chùm ngây là loại cây mang nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Lá chùm ngây chứa tới 8 loại vitamin, nhiều đạm , và nhiều khoáng chất như canxi, magie, photpho, kali… Bởi vậy, nó còn được gọi là “nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho các nước nhiệt đới".

Các bước trồng chùm ngây
  • Chùm ngây có thể trồng từ hạt, hom cành, hom củ, và trồng được quanh năm. Những nơi khô hạn tại Việt Nam nên chọn thời điểm bắt đầu trồng vào mùa mưa.
  • Người trồng có thể mua cây giống ươm từ hạt, hoặc chọn các cành mạnh khỏe từ cây khác để trồng. Chiều dài cây hoặc cành làm giống đạt khoảng 65-90 cm, đường kính cành 4-5 cm.
  • Chùm ngây thích hợp ở các vùng đất thoát nước tốt, đất pha cát. Cây mọc được cả ở những vùng hạn, đất xấu. Người trồng có thể thêm cát và phân bón theo tỷ lệ thích hợp, tùy theo chất đất tại nơi trồng.
  • Sau đó, cây cần được bón lót phân hữu cơ trước khi trồng và đào hố rộng. Nếu trồng lấy lá thì khoảng cách cần rộng để cây phát triển tán lá. Nếu trồng xen với ngô, khoảng cách là 2x2 m, còn lấy hoa, quả thì khoảng cách là 2,5x2 m.
  • Chùm ngây ưa sáng, chịu được hạn nhưng không chịu được lạnh. Khi trồng trong chậu, người trồng cần đặt chậu ở nơi có ánh sáng ít nhất 6 giờ một ngày. Nhờ vậy, cây được đảm bảo đủ ánh sáng để quang hợp và sinh trưởng khỏe mạnh.
  • Khi trồng với cành, đầu dưới cành cắt vát góc 45 độ. Để tăng diện tích tiếp xúc với đất, cành cần được cắm sâu 22-23cm. Cây trồng cành có ưu điểm là sinh trưởng nhanh, giữ nguyên các đặc tính của cây mẹ, nhanh ra hoa.
  • Cây chùm ngây dễ sinh trưởng. Sâu bệnh hại chủ yếu là ốc sên và một số côn trùng nhỏ, ngoài ra rất ít bệnh. Người trồng có thể rải vỏ trứng phơi khô đập vụn rải quanh gốc để hạn chế sên.
  • Cây cần nước để sinh trưởng nhưng không chịu được ngập úng. Bởi vậy, chỉ nên tưới một lần mỗi tuần. Những tháng mùa mưa cây cần được thoát nước tốt.
  • Cây chùm ngây sinh trưởng rất nhanh. Cây có thể cao vọt tới 5 m sau 1 năm nếu không cắt tỉa. Cành tương đối giòn, dễ gãy khi gặp mưa bão, do đó cần thường xuyên tỉa cành, tạo tán.
  • Chùm ngây có thể cho thu hoạch cả thân, lá, cành. Lá tươi dùng như loại rau ăn hàng ngày. Cành, lá, thân còn được sấy khô làm trà, nghiền thành bột. Với cây thu hoạch lá, chỉ nên để khoảng 2-3 cành cấp, độ cao của cây nên để 2-3,5 m.



LIÊN HỆ: 0901 087 973 để được tư vấn

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Organic agriculture - Nông nghiệp hữu cơ



Nông nghiệp hữu cơ là nông nghiệp sản xuất theo hướng sử dụng hữu cơ không sử dụng các chất vô cơ thuốc bảo vệ thực vật và nguồn giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng không bị biến đổi gen.
Từ lâu đời thì ở nước ta đã áp dụng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ tận dụng nguồn phân bón từ phân động vật ủ hoai mục, không can thiệp nhiều vào sự phát triển của cây. Tuy nhiên, khi các loại thuốc  bảo vệ thực vật, phân bón ngày càng phát triển thì nông dân lại quá lạm dụng dẫn dến nguồn thực phẩm không an toàn, còn tồn đọng các chất gây nguy hiểm đến sức khỏe. Hiện nay, nông nghiệp hữu cơ đang được khuyến khích ủng hộ nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe con người.
Để sản xuất được nông nghiệp hữu cơ thì người nông dân nên thực hiện những yếu tố, yêu cầu sau:
Lựa chọn nguồn giống chất lượng:

Khi trồng trọt thì trước hết phải lựa chọn nguồn giống chất lượng và đạt uy tín. Cây, hạt giống quyết định đến chất lượng nông sản, sản lượng nông sản, khả năng chống bệnh của cây trồng. Do đó, chúng ta nên chọn giống chất lượng sẽ không  tốn công sức quá nhiều cho việc chăm sóc bảo vệ cây trồng mà hiệu quả, năng suất lại cao.
Canh tác cải tạo đất

Đất được xem là tài nguyên quan trọng không thể thiếu trong trồng trọt. Đặc biệt, khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ  thì đất rất quan trọng. Đất trồng đã canh tác nhiều vụ, bà con nông dân nên cải tạo đất, cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cho cho đất trước khi bắt đầu trồng. Chúng ta có thể sử dụng các loại phân chuồng hoai mục để bón hoặc sử dụng phân trùn quế bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.
Sử dụng phân bón hữu cơ uy tín

Để cây phát triển tốt hơn bà con nông dân có thể dụng cấc loại phân bón hữu cơ. Trên thị trường có rất nhiều loại phân bón tuy nhiên bà con nông dân nên tìm hiểu và lựa chọn thật kĩ lưỡng trước khi sử dụng. Đặc biệt, khi sử dụng thì bà con nông dân nên cách li trước khi thu hoạch để đảm bảo nguồn nông sản sạch.
Cách li, phòng trừ các loại côn trùng gây hại
Côn trùng gây hại chính là nỗi ám ảnh của bà con nông dân khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Chúng ta có thể sử dụng các phương pháp phòng trừ côn trùng bằng thiên địch, thuốc trừ côn trùng bằng sinh học, ... không nên sử dụng các chất bảo vệ thực vật. Tiện lợi hơn và có thể cách li hoàn toàn bên ngoài bà con có thể đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà màng. Nhà lưới, nhà màng có thể giúp bà con chống được côn trùng gây hại mà rất an toàn.

Trên là một số lưu ý khi bà con muốn sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Để tìm hiểu về các loại giống chất lượng, phân hữu cơ sạch, nhà màng, nhà lưới
Hãy liên hệ: 0901 087 973  để được tư vấn miễn phí
XEM THÊM TẠI:
https://xuannong.vn/nha-mang-nha-luoi-d20.html
https://xuannong.vn/hat-giong-d50.html

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Cải cầu vồng - Loại cải 7 sắc màu giàu dinh dưỡng

Cải cầu vồng loại cải có xuất xứ từ  phía nam Địa Trung Hải. 

Thực tế, các nhà triết học Hy Lạp, Aristotle đã viết về cải cầu vồng từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, nên không ngạc nhiên khi những người Hy Lạp cổ đại, và sau đó là người La Mã đã biết được những tính năng của cải cầu vồng. Cải cầu vồng là tên thường dùng từ một loại rau Địa Trung Hải – rau cađông – một loại cần tây thân dày giống như cải cầu vồng. Người Pháp hơi lẫn lộn hai 2 loại này gọi cả 2 là “Carde”.
Cải cầu vồng là loại cải rất dễ trồng, có thể chịu được thời tiết nóng hay lạnh. 

Cải cầu vồng có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Cải cầu vồng giàu chất dinh dưỡng và là nguồn vitamin dồi dào chứa nhiều khoáng chất. Trong lá cải cầu vồng chứa ít nhất 13 chất chống oxy hóa khác nhau. Nó cung cấp hơn 700% nhu cầu hằng ngày của bạn về vitamin K, và hơn 200% lượng vitamin A chỉ trong 1 cup (175gr), cùng 70% Vitamin C, 14% Sắt và 7% Canxi.
Có lợi cho đường huyết
Nhiều nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng cải cầu vồng có lợi ích độc đáo trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Ngoài ra, cải cầu vồng có thể cung cấp các lợi ích đặc biệt trong chế độ ăn của các bệnh nhân được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường.
Chống oxy hóa chống viêm
Là một nguồn tuyệt vời vitamin C, vitamin E, vitamin A (dưới dạng beta-carotene) và mangan, và một nguồn cung cấp kẽm, cải cầu vồng cung cấp nhiều chất chống oxy hóa truyền thống. Tuy nhiên, các chất chống oxy hóa truyền thống chỉ là một phần của lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cải cầu vồng đối với công tác phòng chống sốc oxy hóa và các bệnh liên quan đến mãn tính, sốc oxy hóa không mong muốn.
Hỗ trợ sự chắc khỏe của xương
Với nguồn cung cấp rất tốt của canxi và cung cấp tuyệt vời của magiê và vitamin K, cải cầu vồng cung cấp khả năng hỗ trợ xương nổi bật. Mặc dù nhiều người đã biết về mối liên hệ giữa các khoáng chất như canxi và sức khỏe của xương, vai trò của vitamin K để hỗ trợ xương đã không nhận được nhiều sự chú ý gần cũng như sự quan tâm của phương tiện truyền thông. Vitamin K1 giúp ngăn ngừa kích hoạt quá mức của các hủy cốt bào, các tế bào hủy xương. Ngoài ra, vi khuẩn có ích trong đường ruột của chúng ta chuyển đổi vitamin K1 thành vitamin K2, thứ kích hoạt osteocalcin, một loại protein phi collagen chính trong xương. Osteocalcin liên kết phân tử canxi trong xương. Tất cả các cơ chế liên quan đến vitamin K chỉ ra tầm quan trọng của thực phẩm giàu vitamin K đối với sức khỏe của xương.
Hạ huyết áp
Những người có khẩu phần ăn có ít chất khoáng canxi, magiê và kali có nhiều khả năng có huyết áp cao. Các khoáng chất này được cho là giảm huyết áp bằng cách thải natri ra khỏi cơ thể và giúp làm giãn động mạch.
Điều quan trọng là cần lưu ý rằng việc các khoáng chất bổ sung trong thực phẩm chức năng sẽ không có những lợi ích sức khỏe giống như khi tiêu thụ trong thực phẩm tươi. Cải cầu vồng Thụy Sĩ có chứa cả ba của các khoáng chất khỏe mạnh và có thể giúp tăng lượng hấp thụ, đặc biệt là với magiê.
Chống ung thư
Củ cầu vồng Thụy Sĩ có chứa chất diệp lục, mà đã cho thấy có hiệu quả trong việc ngăn chặn các amin dị vòng gây ung thư được tạo ra khi nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao. Hãy chắc chắn tiêu thụ rau lá xanh và các loại rau khác có chất diệp lục cao khi ăn các loại thịt nướng để cản trở giảm nguy cơ gây ung thư.
Cải thiện hiệu suất chơi thể thao
Trong chế độ ăn uống có Nitrat đã được chứng minh cải thiện oxy hóa cơ bắp khi tập thể dục, cho thấy một lượng nitrat giúp tăng sức bền trong tập thể dục và có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người có bệnh tim mạch, hô hấp, hoặc bị rối loạn trao đổi chất -  những người mà gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày sống vì thiếu oxy.
Hạt giống cải cầu vồng https://xuannong.vn/cai-cau-vong-id250.html

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Nông nghiệp bền vững - Phương pháp bón phân hợp lý cho cây trồng

     Bón phân là cách cung cấp bổ sung các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, chúng ta bón phân không đúng cách sẽ khiến cho cây trồng trở nên chậm phát triển không mang lại hiệu quả như chúng ta mong đợi. Sau đây là những lưu ý khi bón phân mà chúng ta nên nhớ và có thể áp dung cho các loại cây trồng khác nhau.
Bón đúng loại phân
  Cây cần phân bón gì t hì chúng ta sẽ bón đúng loại phân đó. Nếu chúng ta bón không đúng loại phân sẽ không đạt hiệu quả còn mang đến hậu quả xấu. Do đó, trước khi bón ta cần xác định cây trồng thiếu các chất nào và nên bón loại phân gì .
   Ngoài ra, bón phân cần đặc biệt chú ý đến tính chất đất. Đất chua không nên bón các loại phân có tính axit cao, đất kiềm không nên bón phân có tính kiềm.
Bón đúng lúc
    Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng khác nhau sẽ có những nhu cầu về các chất dinh dưỡng sẽ khác nhau. Để cho cây trồng phát triển và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nên chia ra bón nhiều lần và đặc biệt bón lúc cây còn khỏe.
Bón phân đúng đối tượng
  Đối tượng của phân bón không chỉ có cây trồng mà còn có vi sinh vật đất,toàn bộ các thành tố cấu thành nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chọn đúng đối tượng bón phân sẽ nâng cao hiệu quả của phân bón.
Bón đúng thời tiết, mùa vụ
  Lựa chọn loại phân, dạng phân và thời vụ bón sẽ nâng cao hiệu quả chất lượng cây trồng.
  Thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của phân bón: Mưa sẽ làm rửa trôi phân bón, nắng gắt cùng tác động của phân bón có thể làm cháy lá, hỏng hoa, quả. Do đó cần bón phân đúng thời tiết, mùa vụ.
Bón đúng cách
   Có nhiều phương pháp bón bón phân khác nhau như là: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rãnh trên mặt đất, bón rãi trên mặt đất, hòa vào nước và phun, bón phân kết hợp tưới,...
   Có nhiều dạng bón  phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành dung dịch,..
   Nhiều thời kì bón phân: bón lót, bón thúc
  Lựa chọn đúng cách bón  phân sẽ giúp cây trồng phát triển tốt tăng năng suất cây trồng và hiệu quả của phân bón.
Bón phân cân đối
   Cây trồng sẽ có yêu cầu về các chất dinh dưỡng với những tỉ lệ khác nhau, do đó khi bón phân nên tìm hiểu kĩ nhu cầu của cây trồng về các chất dinh dưỡng.
   Ngày nay có rất nhiều loại phân bón hữu cơ rất có ích cho sự phát triển của cây trồng không nahr hưởng đến môi trường và sức khỏe.
Hãy liên hệ 0901 087 973 để được tư vấn.
XEM THÊM TẠI:
https://xuannong.vn/dat-sach-phan-sach-d6.html

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Hệ thống tưới phun mưa cho cây trồng

Tưới phun mưa là như thế nào? Hệ thống tưới phun mưa bao gồm những gì và lợi ích ra sao? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Tưới phun mưa là phương pháp tưới sử dụng máy bơm cột áp cùng hệ thống ống dẫn và các béc tưới phun mưa. Đây là phương pháp tưới được nhiều người sử dụng và có thể áp dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau.
Hệ thống tưới phun mưa bao gồm:


  1. Nguồn nước:  sử dụng nguồn nước mặt như ao, hồ, sôn, suối,.
  2. . hoặc nguồn nước ngầm, nước máy.
  3. Máy bơm: Lựa chọn những máy bơm phù hợp địa hình và diện tích cần tưới
  4. Đường ống: Sử dụng hệ thống các ống chính và ống nhánh có thể sử dụng ống PVC, PE
  5. Béc tưới: Sẽ có nhiều loại béc tưới khác nhau, người nông dân sẽ lựa chọn béc tưới cho phù hợp


Ưu điểm của tưới phun mưa: 

  • Năng suất lao động tăng do được tự động không sử dụng sức lao động.
  • Có thể sử dụng phân bón kết hợp tưới trong hệ thống giúp phân bón phân bố đều hơn
  • Tiết kiệm nước, cung cấp đủ nước cho cây phát triển
  • Có thể áp dụng trên vùng đất dốc, địa hình phức tạp

Khuyết điểm

  • Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn
  • Béc tưới phụ thuộc vào thời tiết gió
  • Khó khăn trong việc lắp đặt tính bán kính lắp đặt béc tưới dẫn đến tưới không đều ở các gốc

Mọi người liên hệ 0901 087 973 để được tư vấn miễn phí
XEM THÊM TẠI:
https://xuannong.vn/dung-cu-thiet-bi-tuoi-d55.html