Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

Nông nghiệp sạch| Siêu kích rễ N3M dạng lớn siêu tiết kiệm

Tưới nhỏ giọt cho cây dưa leo trong nhà màng



ưới nhỏ giọt cho cây dưa leo trong nhà màng
ZALO VÀ SĐT TƯ VẤN: 0901 08 973
Nha luoi gia re
https://nhaluoigiare.vn
Nha luoi gia re
https://nhaluoigiare.vn
nhà lưới giá rẻ:
https://nhaluoigiare.vn/
Chuyên lắp đặt nhà lưới, nhà kính, nhà màng, hệ thống thủy canh , hệ thống tưới tự động, hệ thống phun sướng tại Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu, Tiền Giang
https://xuannong.vn/lap-dat-nha-luoi-n...
Nhà màng trồng dưa leo công nghệ cao, nhà màng giúp dưa leo tránh khỏi các tác hại từ môi trường như gió, sương, mưa,... tránh được sự tấn công từ côn trùng gây hại. Đảm bảo đạt năng suất cao.

Tưới nhỏ giọt cho cây dưa leo trong nhà màng



ưới nhỏ giọt cho cây dưa leo trong nhà màng
ZALO VÀ SĐT TƯ VẤN: 0901 08 973
Nha luoi gia re
https://nhaluoigiare.vn
Nha luoi gia re
https://nhaluoigiare.vn
nhà lưới giá rẻ:
https://nhaluoigiare.vn/
Chuyên lắp đặt nhà lưới, nhà kính, nhà màng, hệ thống thủy canh , hệ thống tưới tự động, hệ thống phun sướng tại Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu, Tiền Giang
https://xuannong.vn/lap-dat-nha-luoi-n...
Nhà màng trồng dưa leo công nghệ cao, nhà màng giúp dưa leo tránh khỏi các tác hại từ môi trường như gió, sương, mưa,... tránh được sự tấn công từ côn trùng gây hại. Đảm bảo đạt năng suất cao.

Tưới nhỏ giọt cho cây dưa leo trong nhà màng



ưới nhỏ giọt cho cây dưa leo trong nhà màng
ZALO VÀ SĐT TƯ VẤN: 0901 08 973
Nha luoi gia re
https://nhaluoigiare.vn
Nha luoi gia re
https://nhaluoigiare.vn
nhà lưới giá rẻ:
https://nhaluoigiare.vn/
Chuyên lắp đặt nhà lưới, nhà kính, nhà màng, hệ thống thủy canh , hệ thống tưới tự động, hệ thống phun sướng tại Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu, Tiền Giang
https://xuannong.vn/lap-dat-nha-luoi-n...
Nhà màng trồng dưa leo công nghệ cao, nhà màng giúp dưa leo tránh khỏi các tác hại từ môi trường như gió, sương, mưa,... tránh được sự tấn công từ côn trùng gây hại. Đảm bảo đạt năng suất cao.

Nông nghiệp hữu cơ | Phân bánh dầu đậu phộng cho nông nghiệp hữu cơ



Đây là một loại bánh được làm sau khi ép dầu đậu phộng, chính xác thì nó là phần bã còn lại thừa ra nhưng được làm thành từng miếng bánh tròn. Sau khi ép xong thì ở dưới các máy ép thủy lực pitton hay ở dưới các dụng cụ ép dầu (hay còn gọi là các bọng gỗ) sẽ gom các phần bã thừa ra để làm thành các miếng bánh tròn
Dùng làm phân bón hữu cơ để giúp cho cây trồng có thể phát triển nhanh, đồng đều, an toàn và sạch, cho năng suất thu hoạch cao. Bánh dầu đậu phộng sau khi được xử lý ( ngâm hay ủ ) thì sẽ cung cấp dinh dưỡng giúp ngăn ngừa các mầm bệnh gây hại, các loại côn trùng phổ biến...Còn phương pháp bón trực tiếp sẽ gây ra nhiều mùi nồng nặc khó chịu nên bạn phải bắt buộc phun thêm thuốc trừ sâu vào nữa bởi vì mùi bánh dầu đậu phộng sẽ làm cho các con kiến hay rệp tấn công lá cây.
Phân bánh dầu đậu phộng 250ml
Chuyên dùng cho rau màu
Thành phần: N: 5%, P2O5: 2% ; K2O: 1% ; B: 2000 ML
Trung vi lượng thiết yếu
Nguyên liệu pha trong dung dịch sinh học đặc hiệu được thu ở quá trình thủy phân, bánh dầu đậu phộng
Công dụng Phân bánh dầu đậu phộng 250ml
Sản phẩm chiết xuất từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên Bánh dầu đậu phộng, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng ở dạng chelate làm tăng hiệu quả sử dụng phân, giúp cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng tối ưu,
Thích hợp cho việc trồng nông nghiệp hữu cơ, rau sạch.
Hướng dẫn sử dụng:
Pha 20 – 25ml/ bình 10 lít nước khi phun.
Phong lan, cây mai, hoa kiểng: phun lên lá hoặc tưới gốc 7 – 10 ngày dùng rất hiệu quả trong giai đoạn dưỡng, phát triển thân lá, hình thành chồi con
Rau ăn lá, cải, xà lách, mồng tơi, dưa leo, cà chua, ớt, bầu, bí, dưa hấu,… phun sau khi trồng 7 ngày và trong giai đoạn ra hoa, nuôi trái.
Hồ tiêu, cà phê:
Sau khi thu hoạch phun 2 - 3 lần, định ký 10 - 15 ngày/ lần. Có thể tưới quanh gốc
Giai đoạn làm hạt, nuôi hạt, phun 2- 3 lần, cách nhau 10 ngày/ lần
Cây ăn trái, cây có múi, thanh long: giai đoạn cây con, kích đọt, dưỡng lá, giai đoạn kích bông, nuôi trái

Nông nghiệp sạch | Keo liền sẹo cho phong lan, hoa kiểng USA

Nhà lưới | Những lý do nên trồng rau trong nhà lưới công nghệ mới của Xu...

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

KỸ THUẬT GHÉP CÂY ĐƠN GIẢN



Ghép cành cây là tách rời một đoạn thân non của cây có những đặc tính nổi bật đặt vào một cây khác có đặc tính sống khoẻ và phát triển tốt, còn gọi là gốc ghép (gốc tháp) để tiếp tục sống và tăng trưởng nhờ vào gốc ghép.


Để thực hiện việc ghép cành cây, cần có những dụng cụ sau đây: kéo cắt nhánh, dao ghép cành cây chuyên dụng, kéo, băng keo quấn mối ghép và bọc nhựa trong


Thân cây có liền hay dính vào với nhaul à chỗ da thân cây còn màu xanh và 1 lớp mỏng trước gỗ, cho nên phải cắt cẩn thận để nó vừa đụng vào thân gỗ là được rồi. 


Chỗ da còn xanh là chỗ để cây đưa thức ăn lên xuống nuôi cây. Chỗ vàng là da đã thành gỗ chỗ này chỉ làm cho cây them cứng cáp ghép vào gỗ thì nhánh ghép sẽ không bám và từ từ chết đi Cho nên cần ghép vào chỗ xanh và dính vào gỗ cho chỗ ghép được cứng cáp.
Dùng băng keo đen hoặc trắng chuyên dùng băng và che chỗ đã được ghép, tác dụng của nó là kéo các chỗ được cắt dính gần vào nhau để giúp nhựa cây làm liền chỗ cắt, và nó cũng có 1 tác dụng khác là bảo vệ chỗ cắt





Cuối cùng là bọc bao nhưa để giúp cây khỏi bị mất nước… Khoảng 10-14 ngày thì cắt bỏ băng keo đen ra… hy vọng chỗ nói đã dính liền với nhau

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

NHỮNG ƯU ĐIỂM NỔI BẬT KHI TRỒNG RAU NHÀ LƯỚI



Trồng rau nhà lưới mô hình trồng rau sạch nhằm phòng một số loại côn trùng, mầm bệnh từ môi trường xung quanh ảnh hưởng đến rau. Trồng rau trong nhà lưới cũng có những ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục những nhược điểm để canh tác tốt hơn.

Những ưu điểm khi trồng rau trong nhà lưới
Ngăn côn trùng gây hại.

Nhà lưới là mô hình trồng rau sạch khép kín, toàn bộ được bao phủ bởi lớp lưới chống côn trùng. Bởi vì thế, nhà lưới trồng rau sẽ ngăn các loại sâu, rầy, bọ phá hoại vườn rau của bạn.
Giảm và hạn chế một số bệnh hại do côn trùng gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nhà lưới cách li rau với côn trùng gây hại lẫn môi trường xung quanh do đó cây được trồng trong nhà lưới sẽ khỏe mạnh hơn không bị nhiễm một số bệnh từ môi trường.
Giảm thuốc BVTV và công phun thuốc.

Với ưu điểm là ngăn côn trùng và mầm bệnh nên sẽ hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho những sản phẩm rau sạch mà lại tiết kiệm công phun thuốc.
Giảm cỏ dại theo thời gian canh tác và công làm cỏ.

Môi trường nhà lưới tách biệt, đất được xử lí trước khi trồng và áp dụng tưới tiết kiệm nên trong nhà lưới hạn chế được sự phát triển của cỏ dại và công làm cỏ.
Giảm áp lực mưa, tránh làm dập lá và cây con à giúp cây con phát triển tốt và ít bệnh.

Trên nóc nhà lưới được bao phủ bởi lưới sẽ làm giảm áp lực của những giọt mưa tránh làm hiện tượng giập lá, gãy mầm non của rau. Ngược lại nước mưa xuyên qua lưới sẽ mịn hơn góp phần tạo độ ẩm giúp cho cây phát triển hơn.
Giảm sự ô nhiễm môi trường

Nhà lưới giảm sức mưa, làm giảm sự xói mòn đất cũng như rửa trôi phân bón và thuốc BVTV xuống tầng đất sâu hơn và mạch nước ngầm.
Giảm chi phí đầu tư về phân bón

Nhà lưới hạn chế được sự bốc thoát hơi và rửa trôi phân bón do mưa và nhiệt nên giúp giảm thất thoát phân bón và chi phí phân bón
Giảm sức gió tác động trực tiếp lên rau

Nhà lưới hạn chế sự va chạm giữa các lá rau với nhau giúp hạn chế tổn thương cho cây và giảm sự xâm nhiễm và lây lan của mầm bệnh.
Giảm ánh nắng trực tiếp

Lớp lưới bao phủ bên trên nhà lưới giúp rau phát triển tốt hơn, hạn chế bốc thoát hơi nước và giúp tiết kiệm nước tưới.
Tăng chất lượng sản phẩm, giúp tăng thời gian tươi tự nhiên của sản phẩm.

Sản phẩm rau được trồng nhà lưới không bị sâu rầy phá hoại có mẫu mã đẹp, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nên chất lượng cao hơn và an toàn cho sức khỏe , thời gian bảo quản sản phẩm cũng lâu hơn
Tăng vụ trồng vào những tháng mưa

Giúp tăng thu nhập cho người dân khi có thể trồng nhiều vụ trong năm hơn kể cả những tháng mưa.
Những nhược điểm khi trồng rau nhà lưới

Chi phí đầu tư ban khá đầu cao.

Chi phí đầu tư ban đầu khá cao cho mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhiều hộ gia đình còn e ngại đầu tư
Đòi hỏi sự cẩn thận khi ra - vào nhà lưới.

Nhà lưới có cửa ra vào tách biệt đòi hỏi cẩn thận khi ra vào tránh mang côn trùng, mầm bệnh vào môi trường trồng rau bên trong nhà lưới.
Cần phải thăm vườn thường xuyên để xử lý kịp thời nếu xuất hiện dịch hại.
Cần đầu tư diện tích lớn thì càng nhanh thu hồi vốn.

Diện tích nhà lưới càng lớn thì sẽ càng nhanh thu hồi vốn tuy nhiên điều kiện kinh tế mỗi gia đình khác nhau nên đây là một nhược điểm của nhà lưới.
Nhiệt độ cao vào mùa nóng, giảm năng suất lao động, nên lưu ý cần vào nhà lưới lúc trời mát, và không vào nhà lưới lúc tối do thiếu khí Oxy.
Vào nhà lưới phun thuốc bắt buộc phải đeo khẩu trang, hoặc phải phun thuốc tự động. Do thời gian thuốc tồn tại trong không khí lâu hơn, vì không có gió đẩy đi.
Khi vào nhà lưới phun thuốc, không được quá 15 phút, phải ra ngoài hít thở 5 phút mới vào phun thuốc tiếp được.

Bên cạnh những ưu điểm của nhà lưới trồng rau thì vẫn có những nhược điểm về chi phí lẫn kĩ thuật cần lưu ý khi chăm sóc. Nhưng khắc phục được những nhược điểm đó nông dân sẽ đạt được năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nếu mọi người có quan tâm về nhà màng trồng dưa lưới ở tiền giang, nhà màng Cần Thơ, nhà màng giá rẻ Vĩnh Long hoặc các kiểu nhà kính, nhà lưới giá rẻ hãy liên hệ:

Hãy liên hệ Nhaluoigiare.vn tại:

Địa chỉ: số 352, đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 0889 008 222

Tư vấn lắp đặt : 0907160005

Email: xuannong.vn@gmail.com

nhaluoigiare.vn Chuyên thi công lắp đặt nhà lưới giá rẻ, nhà màng, nhà kính.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

Nông nghiệp hiện đại - trồng rau công nghệ mới



Nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng hiện đại và ngày nay thường xuất hiện các từ như nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0. Nông nghiệp theo xu hướng hiện nay ngày càng phát triển tăng năng suất và hạn chế sự ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên.





Việt Nam một đất nước nông nghiệp và trong bối cảnh hội nhập khu vực hóa và toàn cầu hóa như hiện nay đã tạo ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho nền nông nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế nói chung. Đòi hỏi chúng ta phải tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức đó.

Trong khi các ngành dịch vụ, công nghiệp đang ngày càng phát triển vượt bật thu hút nguồn lao động hơn. Cụ thể: từ 2005 đến 2017 tỉ trọng lao động nông nghiệp đã giảm 14.9%


Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng giảm nhường chỗ cho các khu công nghiệp, các ngành dịch vụ.


Trước những phát triển của các ngành kinh tế đòi hỏi những người làm nông nghiệp cũng phải phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, tận dụng tốt diện tích đất canh tác, nguồn lao động. Đặc biệt, nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn, chất lượng cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và đặt sức khỏe lên mục tiêu hàng đầu.


Nông nghiệp công nghệ cao đang được người dân áp dụng:


Hiện nay, nông dân đã áp dụng trồng rau sạch trong nhà màng, nhà lưới nhà kính và cả bắt đầu đầu tư trồng bằng phương pháp thủy canh hiện đại. Ngoài ra, thời gian gần đây nhiều hộ đã áp dụng những mô hình trồng trọt và chăn nuôi mới như là: trồng táo trong nhà lưới, trồng rong nho trong nhà lưới, nuôi tôm trong nhà kính, nuôi ruồi lính đen trong nhà kính, nhà kính trồng nấm,...





Làm nông nghiệp trong nhà lưới đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển và thu lại được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Sau đây là những lý do nên chọn nhà lưới để sản xuất nông nghiệp:
Không gian trồng rau hoàn toàn khép kín, kiểm soát được tác động của tự nhiên.
Tăng tính mùa vụ cho rau màu trồng nhiều vụ hơn
Cây phát triển tốt, thời gian thu hoạch nhanh hơn
Tránh được mầm bệnh từ bên ngoài, côn trùng gây hại
Tiết kiệm chi phí cho công chăm sóc; thuốc bảo vệ thực vật
Cho ra sản phẩm rau sạch, an toàn cho sức khởe
Mang lại hiệu quả kinh tế cao khi giá cả cao hơn trồng thông thường.


Nếu mọi người có quan tâm về nhà màng trồng dưa lưới ở tiền giang, nhà màng Cần Thơ, nhà màng giá rẻ Vĩnh Long hoặc các kiểu nhà kính, nhà lưới giá rẻ hãy liên hệ:


Hãy liên hệ Nhaluoigiare.vn tại:


Địa chỉ: số 352, đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ


Điện thoại: 0889 008 222


Tư vấn lắp đặt : 0907160005


Email: xuannong.vn@gmail.com

https://nhaluoigiare.vn/
nhaluoigiare.vn Chuyên thi công lắp đặt nhà lưới giá rẻ, nhà màng, nhà kính.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

SỰ KHÁC NHAU KHI TRỒNG RAU TRONG NHÀ LƯỚI VÀ NHÀ MÀNG

1.Nhà lưới
Nhà lưới là nhà được bao quanh bởi lưới chống côn trùng hoặc lưới lan ( nếu nhà lưới trồng lan), nhà lưới được liên kế với nhau bởi các trụ thành một khối cố định.


Ưu điểm của nhà lưới
Chi phí đầu tư không quá cao bởi được bao quanh lưới mà giá thành lưới tương đối rẻ, dễ thi công, không mất nhiều chi phí xây dựng hệ thống bên trong nhà lưới.
Sự tăng nhiệt không đáng kể so với trồng trong nhà màng, tránh tình trạng cây bị héo
Nhược điểm
Thời gian sử dụng ngắn hơn so nhà màng, khảng năng chống côn trùng không cao.
Khả năng chống lại các tác động bên ngoài thấp, do sử dụng lưới nên khi mưa xuống vẫn ảnh hưởng đến cây trồng.
2.Nhà màng

Mô hình trồng rau trong nhà màng, nhà lưới hiện nay đang được nhiều nông dân quan tâm, do hiện nay nhu cầu về thực phẩm sạch ngày một tăng cao. Mô hình nhà màng hiện nay có một số kiểu phổ biến để bà con nông dân có thể lựa chọn kiểu nhà màng nào là phù hợp với khu vực của mình.
Ưu điểm nhà màng
  • Có thể kiểm soát được các thông số kĩ thuật  của quá trình sản xuất như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, khí carbonic,… kể cả việc sử dụng tối đa đất canh tác để đáp ứng cho sự phát triển tốt nhất của cây trồng
  • Tránh được tác động của thời tiết đến cây trồng, tránh nước mưa làm hỏng cây, ảnh hưởng đến nồng độ dinh dưỡng bên trong ống cũng bồn chứa dung dịch
  • Hạn chế tối đa sự xâm nhập bên ngoài của các loại sâu hại, các loại côn trùng hay mầm bệnh đang phát triển
  • Trong thời tiết mưa, nắng vẫn có thể làm việc được bình thường, giúp tăng năng suất sản phẩm, tiết kiệm chi phí lao động.
Nhược điểm
  • Chi phí cao: Chất liệu đắt tiền. Thiết bị càng hiện đại, chi phí sẽ càng cao.
  • Chênh lệch nhiệt độ với môi trường bên ngoài cao, có thể lên tới 4-5 °C. Tình trạng kéo dài sẽ gây héo, chết cây nếu không có sự điều chỉnh hợp lý.
Xem thêm tại đây https://nhaluoigiare.vn
Hãy liên hệ Nhaluoigiare.vn tại:
Địa chỉ: số 352, đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 0889 008 222
Tư vấn lắp đặt : 0907160005
Email: xuannong.vn@gmail.com
nhaluoigiare.vn Chuyên thi công lắp đặt nhà lưới giá rẻ, nhà màng, nhà kính.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

TRỒNG RAU CÔNG NGHỆ CAO


1. Khái niệm về trồng rau công nghệ cao


- Trồng rau theo công nghệ cao dùng để chỉ một công nghệ hay một kỹ thuật hiện đại, tiến tiến được áp dụng vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ. Từ việc tạo, chọn và sử dụng các giống cây có năng suất, chất lượng, kháng hoặc chống chịu tốt với các loại dịch hại, đây có thể là những giống lai thế hệ F1, gốc ghép, nuôi cấy mô; ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong canh tác từ gieo trồng, bón phân, tưới nước, phòng trừ dịch hại, thuhoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ.

- Các kỹ thuật canh tác này có thể được thực hiện trong các nhà lưới, nhà

kính hoặc nhà màng, có thể trên mặt đất, trên không hoặc dưới lòng đất, canh tác

trong môi trường đất, các loại giá thể khác nhau (địa canh), trong môi trường nước

(thủy canh) hoặc trong không khí (khí canh).

- Hoàn toàn chủ động, điều khiển và quản lý bằng các chương trình, trang thiết bị và

phương tiện hiện đại như việc cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu của cây trồng và theo

mục tiêu năng suất, chất lượng mong muốn của nhà sản xuất và những nông dân canh tác theo phương thức này cũng phải được đào tạo, thực hành và ứng dụng nhuần nhuyễn có thể được gọi là các công nhân nông nghiệp. Tất cả các yếu tố nêu trên sẽ mang lại giá trị cao cho sản phẩm khi được đưa vào thị trường.

1. Đặc trưng của sản xuất rau công nghệ cao


- Chủ yếu sản xuất trong nhà có mái che với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, kết hợp nhiều công nghệ tiến bộ.

- Môi trường sản xuất được kiểm soát, đảm bảo vệ sinh

- Đối tượng sản xuất là những loại rau cao cấp, sử dụng giống chất lượng cao

- Kỹ thuật canh tác tiên tiến, đồng bộ, có tính chuyên nghiệp cao.

- Người quản lý và công nhân sản xuất có kiến thức và trình độ chuyên môn giỏi.

- Sản phẩm có năng suất và chất lượng rất cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

của thị trường rau cao cấp và xuất khẩu

- Yêu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

BỆNH MÀ CÂY TRỒNG HAY GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ


1. Bệnh héo rũ trên cây trồng

Biểu hiện: Lá trên cây héo ngày càng nhiều, vàng lá và rụng.

Tình trang trên nguyên nhân là do Đất trồng bị ô nhiễm hoặc cỏ dại phát triển gây hại.

Khắc phục bằng cách: Loại bỏ những cây trồng đang bị nhiễm bệnh và tiến hàng trồng lại các cây trồng mới trong đất trồng không có mầm bệnh.
2. Bệnh đốm vi khuẩn

Biểu hiện của bênh là: Xuất hiện nhiều đốm nhỏ và đen ở trên lá.

Nguyên nhân: Là do môi trường nóng, ẩm.

Khắc phục bằng cách: Trước hết thức hiện thủ công bằng cách tiêu hủy các cây bị nhiễm bệnh sau đó sử dụng một loại thuốc vi sinh giúp diệt ký sinh trùng.

3. Bệnh bạc lá vi khuẩn

Bênh sẽ có biểu hiện: Xuất hiện nhiều đốm màu vàng rọng trên lá, cuối cùng chuyển sang màu nâu.

Nguyên nhân: Do yếu tố khí hậu lạnh và ẩm.

Khắc phục bằng cách: Ta sẽ tiêu hủy các cây bị nhiễm bệnh và đảm bảo khoảng cách thích hợp giữa các cây mới
4. Bệnh thối rễ đen

Biểu hiện bệnh: cây bị còi cọc, kiểm tra rễ cây có những vùng bị đen.

Nguyên nhân: Do nhiệt độ đất quá ẩm ướt trong khoảng từ 12 - 18 độ.

Khắc phục bằng cách: Tiêu hủy mầm bệnh tránh lây qua những cây khác và sử dụng thuốc diệt nấm để điều trị dự phòng. Và chú ý nhiệt độ và độ ẩm cho cây phải phù hợp.
5. Bệnh khảm lá dưa chuột

Biểu hiện bệnh: Lá cây có những đốm màu vàng và những đường sọc.

Nguyên nhân: Do rệp aphid.

Cách khắc phục: Loại bỏ cây trồng nhiễm virus và duy trì kiểm soát rệp aphid.
6. Bệnh rệp aphid

Biểu hiện bệnh: Trên thân và lá cây sẽ có nhiều rệp xanh hoặc vàng nhỏ.

Nguyên nhân gây ra: Môi trường ấm và lượng nitơ cao trong giai đoạn tăng trưởng ban đầu.



Cách khắc phục: Lau cây bằng nước xà phòng hoặc rượu.
7. Bệnh mốc xám

Biểu hiện bệnh: Xuất hiện những vết thối đen hay nâu xung quanh mô thực vật.

Nguyên nhân: Do bộ phận của cây bị chết hoặc tổn thương như lá và cánh hoa.

Khắc phục bằng cách: Trước tiên là loại bỏ những phần cây đã bị nhiễm bếnh sau đó sử dụng một loại thuốc diệt nấm cho cây.
8. Bệnh đốm phấn

Biểu hiện của bênh: Xuất hiện nhiều vết nấm mốc trắng thường ở dưới lá.

Nguyên nhân: Dó đất trồng bị ẩm ướt kéo dài.

Cách khắc phục: Cần loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh và giữ khoảng cách giữa các cây để duy trì tuần hoàn không khí thích hợp.
9. Bệnh cháy lá, khô ngọn

Biểu hiện của bệnh: đốm lá thay đổi thành màu nâu đen.

Nguyên nhân: Do yếu tố độ ẩm và tưới tiêu.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

NHÀ MÀNG MÁI HỞ



Nhà kính màng hở cố định một bên là mô hình nhà kính, nhà màng phổ biến nhất trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

Với thiết kế phần mái nhô lên theo dạng cung tròn lệch, phần chệnh lệch giữa 2 cung tròn hình thành cửa thông gió, lưu thông không khí trong và ngoài, làm mát nhà màng một cách tự nhiên.

Công dụng:

Phần mái nhô lên này là giúp giảm hiệu ứng tăng nhiệt độ bên trong nhà màng, tăng phân tầng không khí, nhờ đó tăng được hiệu quả làm mát vào những thời điểm nhiều nắng, đồng thời kiểm soát tốt sự ngưng tụ của hơi nước.

Mô hình nhà màng mái hở cố định 1 bên này khi liên kết với nhau tạo thành một khối thống nhất, phù hợp với mọi quy mô, diện tích trồng trọt rộng lớn. Phù hợp trồng một số cây trồng có khả năng chịu nhiệt tốt.

Điểm đặc biệt trong thiết kế nhà kính màng hở cố định một bên là canh chỉnh hướng gió sao cho phù hợp với mái đón gió. Do đó khi nhận được yêu cầu thiết kế và thi công, chúng tôi luôn tính toán kết cấu nhà màng cho từng loại địa hình và từng vùng khí hậu khác nhau.

Liên kết giữa những thanh vòm, trụ cột và máng xối bằng các loại bas nối được tính toán tỉ mỉ và riêng biệt tạo nên hệ khung chắc chắn, có khả năng chịu tốc độ gió cao, khả năng chịu tải trọng treo tốt theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư. Việc sử dụng các loại bas giúp quá trình lắp đặt cũng tháo dỡ được tiến hành nhanh chóng, đáp ứng đúng tiến độ.

Máng xối được thiết kế đi kèm với bộ nẹp cài zigzag sóng, giúp việc liên kết giữa màng phủ và máng xối hiệu quả hơn, tránh hiện tượng rò rỉ nước vào bên trong nhà kính và đọng nước lại trên màng.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

CÁCH TRỒNG CÀ RỐT TÍ HON TẠI NHÀ

1. Thời gian trồng:


Cà rốt tí hon có thể trồng từ tháng 7 đến tháng 2 và cho thu hoạch củ sau 3 tháng.

2. Chuẩn bị:


- Đất trồng: Cây cà rốt có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên rất cần đất tơi xốp để phát triển củ, thoát nước tốt.

Lưu ý: 

Khi chọn đất là nếu trồng trên đất nhẹ, cát và các hạt thô nhiều thì hình thù của củ sẽ biến dạng, méo mó.


Nếu trồng trên đất quá nặng (hàm lượng sét quá cao) thì có chiều hướng cây ra nhiều lá, khó ra củ.

- Làm đất: Cây cà rốt có rễ và củ đều nằm dưới đất, do vậy trước khi trồng cà rốt bạn nên làm đất tơi xốp và lên luống.

- Chậu trồng: Bạn chọn chậu có chiều cao tối thiểu từ 20-25cm để đảm bảo củ được phát triển tốt nhất.


3. Gieo hạt

Cà rốt là cây trồng để liền chân tức là sẽ không trồng cây con mà gieo hạt rồi chăm sóc cây cho đến khi thu hoạch luôn. Hạt cà rốt có vỏ và lông cứng, khó thấm nước nên cần xử lý hạt giống bằng cách vò kỹ cho gãy hết lông cứng sau đó trộn hạt giống với đất mùn tỷ lệ 1/1, tưới nước giữ ẩm trong 2 - 3 ngày rồi đem gieo, hạt sẽ mọc đều.

Sau khi gieo hạt xong rắc một lớp đất mỏng lên hạt, bạn có thể dùng rơm rạ cắt nhỏ phủ đều lên và tưới ẩm. Để việc chăm sóc dễ dàng khi gieo hạt bạn nên gieo thành hàng ngang với khoảng cách 20cm. Sau khi gieo, mỗi ngày tưới 1 lần vào sáng sớm để cà rốt mọc đều.


4. Chăm sóc

- Điều kiện nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp để trồng cà rốt là từ 16 - 21 độ C, tuy nhiên giống cây này cũng có thể chịu được nhiệt độ cao từ 25 – 27 độ C, ở nhiệt độ thích hợp củ phát triển to, nhiệt độ cao thì củ bé. Nhiệt độ trên 27 độ C hoặc thấp dưới 15 độ C thì củ nhỏ, xù xì, màu đỏ nhạt, hàm lượng vitamin A trong củ thấp.

- Tưới nước: Cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm, thông thường chỉ cần 2-3 ngày tưới 1 lần tuỳ thời vụ. Ở giai đoạn hình thành củ, cây cà rốt cần được cung cấp đủ nước cho sự sinh trưởng và phát triển của củ vì thế bạn nên tưới hàng ngày. 

- Tỉa cây: Khi cây cà rốt đã mọc cao 5-7cm bạn nên tỉa bớt cây xấu mọc chen chúc, chỉ giữ lại khoảng cách cây cách nhau 5-7cm là vừa.

- Xới đất: Khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ, dùng dụng cụ làm vườn vét đất ở rãnh luống phủ lên mặt luống sao cho lấp kín củ giúp cho củ không bị xanh đầu do bị tiếp xúc với ánh sáng.


6. Phòng trừ sâu bệnh

- Bạn cần thường xuyên kiểm tra và theo dõi để phòng trừ sâu và rệp, các bệnh thường gặp ở cà rốt là bệnh thối củ do nấm và vi khuẩn. Khi mật độ sâu vượt ngưỡng giới hạn cho phép, ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học (nhóm thảo mộc và nhóm vi sinh). Chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép và tuân thủ hướng dẫn trên bao bì.

- Khi trồng chậu, với các bệnh do nấm và vi khuẩn, khi thấy mầm bệnh bạn nên nhổ bỏ để tránh lây lan sang với các cây khỏe.

7. Thu hoạch

- Sau khi trồng khoảng 3 tháng bạn thấy các dấu hiệu như các lá dưới chuyển màu vàng, các lá non ngừng sinh trưởng, vai củ tròn đều thì đã đến lúc cần thu hoạch ngay để đạt chất lượng cao.

- Ban nên thu hoạch vào những ngày khô nắng, cách thu hoạch như sau: nhổ củ, làm sạch đất, rửa bằng nước sạch và cắt bớt phần lá, chỉ để lại đoạn cuống dài 15-20 cm.

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHÀ LƯỚI GIÁ RẺ


Khái niệm nhà màng và nhà lưới

Nhà màng:


Nhà màng gì là chỉ khác tên gọi khi nó có màng nilon bên trên, sự phân biệt đơn giản là như vậy, có vài trường hợp cấu trúc của nhà màng còn kém hơn cả nhà lưới, nên chất lượng cần bàn ở đây là sự chính xác trong xây dựng, chọn vật tư; nếu không khéo thì có thể gây nên thảm họa rất lớn đó là sự sụp đổ do màng thường xuyên phải hứng chiệu lực gió lớn.

Nhà lưới kín

Toàn bộ mái, xung quanh nhà được phủ bằng lưới, cửa ra vào được căng phủ bằng lưới.

Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt. Mái được thiết kế theo kiểu mái bằng hoặc mái nghiêng hai bên.

Nhà lưới ngăn ngừa được côn trùng phá hoại và đẻ trứng, giảm tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, tăng độ an toàn cho nông sản, tăng thời vụ sản xuất, giảm xói mòn đất, giảm cường độ ánh sáng, trồng được rau trái vụ.

Ưu và nhược của mô hình nhà lưới 

Ưu điểm:
Nó giúp bảo vệ rau khỏi côn trùng phá họai, từ đó giảm được tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, rau dễ đạt được tiêu chuẩn an toàn và giá trị cao.
Nhà lưới trồng rau còn tạo môi trường tốt cho rau sinh trưởng và phát triển.
Kết hợp với việc chăm sóc và bón phân đầy đủ sẽ làm tăng năng suất rau trồng dẫn đến người nông dân được thu lợi nhuận cao.
Nhà lưới sẽ giúp bảo vệ rau trồng khỏi tác động của thời tiết, tránh mưa làm dập nát lá rau. Nhà lưới còn có hệ thống tưới phun tự động nên giảm được công lao động đáng kể.
Nhược điểm:
Đó là vào mùa nóng, nhiệt độ nhà lưới sẽ cao hơn khoảng 1- 2 độ
Giá nhà lưới cũng khá cao cho nên bà con nông dân vẫn còn rất ngần ngại chưa dám đầu tư.
Nhà màng, nhà lưới giá rẻ, nhà lưới trồng thủy canh, nhà lưới lan: https://nhaluoigiare.vn/

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

ƯU NHƯỢC ĐIỂM NHÀ MÀNG THỦY CANH

Ưu điểm của trồng rau thủy canh




  • Vận hành hệ thống đơn giản và tính tự động cao
  • Không cần quá nhiều người chăm sóc
  • Kiểm soát được chất lượng rau thông qua dinh dưỡng đầu vào.
  • Năng suất và chất lượng cao
  • Hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn
  • Một số lưu ý trồng rau thủy canh nhà màng
  • Không gian làm hệ thống: Cần phải có không gian đủ rộng. Bởi mô hình này cần lắp đặt hệ thống nhà màng, hệ thống thủy canh hồi lưu.
Nhà màng: Trong một thiết kế nhà màng trồng rau thủy canh thì lớp màng rất quan trọng. Bởi nó sẽ giúp cho việc hạn chế các côn trùng gây hại xâm nhập vào rau sạch. Bên cạnh đó nhà màng cần phải có hệ thống làm mát để hạn chế sự tăng nhiệt độ. Nếu nhiệt độ cao, cây sẽ không phát triển được.

Hệ thống nước: Trồng rau thủy canh điều quan trọng chính là hệ thống nước. Tức là đâu là đường cấp, đâu là đường thải. Hệ thống thiết kế chìm hay nổi so với mặt đất. Hay máng dốc về phía nào? Đó là những vấn đề cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Ống thủy canh. Ống thủy canh đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng trong mô hình nhà kính trồng rau thủy canh. Về phần ống nên chọn loại ống chuyên dụng cho thủy canh. Bởi nó có độ bền cao và có khả năng chịu nhiệt tốt. Chính vì vậy nhiệt độ trong ống luôn ổn định
Hệ thống ươm cây con: Nguồn giống tốt sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc cây có năng suất cao hay không. Và phải tính toán hệ thống ươm cho đủ cây con trong quá trình canh tác.
Bên cạnh đó hệ thống nước cần phải được đảm bảo độ pH phù hợp. Nếu nó không nằm trong khoảng cho phép thì bạn nên tiến hành điều chỉnh để đạt mức cân bằng.
xem thêm: https://nhaluoigiare.vn/

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

NHÀ MÀNG TRỒNG DƯA LƯỚI GIÁ RẺ CẦN THƠ

https://nhaluoigiare.vn/nha-mang-d8.html

Toàn bộ diện tích trồng dưa được che phủ kín bằng lưới cước. Việc sử dụng loại lưới che phủ này giúp hạn chế các đối tượng sâu bệnh, côn trùng gây hại từ bên ngoài vào, tạo điều kiện tiểu khí hậu mát mẻ cho cây dưa phát triển thuận lợi, trong khi lại có mức chi phí thấp hơn nhiều so với hệ thống nhà lưới, nhà màng kiên cố.


Trồng dưa lưới bằng hệ thống lưới phủ đơn giản

Mỗi cây dưa được trồng trong một bầu giá thể tơi xốp, nhiều dinh dưỡng. Các bầu cây được đặt sát nhau trên mặt luống. Như vậy, có thể gia tăng mật độ cây so với cách trồng ngoài đất, đặc biệt, giúp cho bộ rễ cây nhanh phát triển, hút dinh dưỡng tốt hơn.


Khi cây dưa có tua cuốn, mỗi cây sẽ được treo lên từng sợi dây nối với hệ thống khung giàn cố định để lá phân bố đều, không bị trầy xước hay dập nát.

Hệ thống tưới bao gồm bể chứa, bể lắng lọc, hệ thống tiêm hóa chất để bón phân, thiết bị hẹn giờ và các ống nhánh có nhiều lỗ nhỏ li ti, có khoảng cách đều. Nước được tưới trực tiếp vào vùng rễ ở mức vừa đủ nhu cầu của cây, tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển.


Ngoài tác dụng cung cấp nước sạch cho cây, tưới nước theo phương pháp này sẽ giúp chủ động phân phối đều dinh dưỡng được hòa tan cùng nước tưới, đồng thời, có thể tiết kiệm một lượng nước khá lớn.
XEM THÊM VỀ NHÀ MÀNG TRỒNG DƯA LƯỚI TẠI:
 https://nhaluoigiare.vn/nha-mang-d8.html

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

CÔNG DỤNG CỦA LƯỚI CHỐNG CÔN TRÙNG TRONG NHÀ LƯỚI GIÁ RẺ

Lưới chống côn trùng được dùng để bao che xung quanh nhà nhà màng - Nhà kính- nhà lưới giá rẻ, chuồng trại, vườn ươm, vườn cây hoa màu,. . . nhằm ngăn không cho côn trùng nhỏ như: Ruồi, , Muỗi, ấu trùng sâu bọ xâm nhập vào làm hư hại cây trồng;

Một số vùng ở thông thường người dân sử dụng lưới để may thành “mùng”(gọi là mùng muỗi) sau đó bao che quanh trại chăn nuôi gia súc như bò, heo….
Đặc biệt đối với các vườn rau sach, lưới chống côn trùng có tác dung bảo vệ rất tốt các loai côn trùng nhỏ li ti, tránh được luồng gió độc có hại cho cây.

Lưới chắn côn trùng được dùng để bao che chu vi nhà kính, nhà lưới giá rẻ chống sự xâm nhập của các loài côn trùng gây hại trên cây rau quả, cây hoa, cây giống trong sản xuất rau sạch, rau an toàn và hoa cao cấp. Đặc biệt loại nhện đỏ, bọ trĩ chuyên phá hoại trên cây dưa lưới, v.v..

Ngoài ra lưới còn được dùng để chắn gió to và cát thổi vào nhà, giúp cây rau có điều kiện ổn định để phát triển. Với nhiệm vụ che chắn những loài côn trùng phá hoại cây trồng, lưới còn tạo điều kiện lưu thông không khí với bên ngoài. Giúp người trồng không cần phải đầu tư nhiều vào hệ thống làm mát hoặc thông gió.
Lưới sử dụng bao che có khả năng kháng UV tốt, mang lại độ bền và tuổi thọ cao. Giúp cho người trồng đầu tư đồng bộ.

Tại sao nên sử dụng nhà lưới giá rẻ có lưới chống côn trùng?

Giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhà nông.
Độ bền cao, không cần thay thế trong nhiều năm sử dụng.
Chống côn trùng gây hại hiệu quả, không tiêu diệt côn trùng có ích nên đảm bảo cân bằng sinh thái.
Không làm ảnh hưởng tới chất lượng của nông sản, rất thích hợp dùng trong các vùng trồng nông sản sạch. Lưới chống côn trùng trồng rau sạch không thể thiếu trong các vùng trồng rau sạch theo tiêu chuẩn.
Trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt, dễ tháo gỡ mà không tốn nhiều thời gian, công sức.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

HỆ THỐNG TƯỚI TRONG NHÀ LƯỚI GIÁ RẺ CẦN THƠ

Nhà màng - nhà kính tạo môi trường trồng rau ăn lá rất thuận lợi. Tuy nhiên, nhiệt độ bên trong của nhà màng, nhà kính sẽ cao hơn bên ngoài để khắc phục thì ta thường kết hợp tưới nhỏ giọt lẫn phun sương.
Để khắc phục nhiệt độ quá cao và nóng cho cây trồng người ta đã kết hợp tưới nhỏ giọt và tưới phun sương cho rau ăn lá trong nhà màng nhà kính.


Tưới phun sương là hệ thống sử dụng máy bơm áp cao biến nước thành những tia sương mỏng, nhỏ, nhẹ. Những hạt nước này có kích thước rất nhỏ, dễ dàng thấm vào không khí, tạo độ ẩm cho không khí làm cho nhiệt độ trong những nhà màng, nhà kính giảm xuống, làm mát cho cây trồng. Chúng ta có thể đi dây ống PE 16mm ở phía trên cây trồng, sau đó lắp các đầu phun sương dọc theo hàng dây PE với số lượng đầu tưới tuỳ vào khoảng cách cây trồng. Chúng ta có thể sử dụng bộ phun sương 5 hướng hoặc 4 hướng loại hàng cao cấp như . Như vậy, nhiệt độ trong nhà kính, nhà màng vào những ngày hè oi bức sẽ được giảm đi phần nào, giúp ích rất nhiều cho cây trồng.

Thế nhưng, chỉ hệ thống phun sương ở phía trên thôi thì sẽ không đủ nước tưới cung cấp cho cây trồng nên ta sẽ kết hợp thêm một tưới nhỏ giọt dưới các luống cây. Ta có thể rải dọc theo luống cây đường ống tưới nhỏ giọt, mỗi luống ta rải 2 đường dây tưới.


Kết hợp tưới phun sương và tưới nhỏ giọt trong nhà màng thì ta đồng thời giải quyết được 2 vấn đề lớn về nhiệt độ trong nhà và lượng nước tưới cho cây trồng.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

PHÂN HÓA HỌC - CÁCH PHÂN BIỆT PHÂN THẬT GIẢ

Hiện nay, phân bón cho cây trồng rất đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu trồng trọt và nguồn thực phẩm của con người. Tuy nhiên, phân hóa học cũng có nhiều loại thật lẫn giả nên chất lượng không tốt ảnh hưởng nhiều đến cây trồng. Sau đây là cách phân biệt phân thật giả.


1/ Phân Ka-li clo-rua (MOP, KCl) chứa 60% K2O


+ Màu sắc đặc trưng: đỏ hồng, hồng nhạt, đỏ tím và màu trắng.

+ Phân KCl nhập khẩu cần có hàm lượng K2O ≥60%, bao bì có ghi rõ hàng nhập của quốc gia nào. Các loại phân trên bao bì không ghi hàm lượng K2O chiếm 60% thì đều là hàng giả, hàng nhái. Phân Kali thật thường có nguồn gốc nhập khẩu từ Nga, Đức, Bê-la-rút, Ca-na-đa, I-xra-en được đóng gói bao 50kg có tên gọi thương mại là MOP, Kali Clorua hàm lượng O-xit kali tối thiểu là 60%

+ Hình thức làm giả thường lợi dụng vào màu đỏ đặc trưng của Kali để pha trộn muối ăn, phẩm màu, bột sét đỏ
Cách thử:

+ Dùng một chiếc cốc thủy tinh nhỏ, trắng và trong suốt có chứa ít nước sạch (dung tích 50-100ml).

+ Bỏ khoảng 3-5g mẫu thử phân vào trong cốc nước và quan sát kếtquả như sau:

– Phân Kali clorua thật:

+ Cốc nước chưa chuyển sang màu hồng đỏ ngay lập tức

+ Một phần mẫu phân chìm xuống nước, một phần vẫn nổi trên mặt cốc nước

+ Sau khi khoắng mạnh, dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt, không vẩn đục, có váng đỏ bám quanh thành cốc. Phân tan hết.

– Phân Kali clorua kém chất lượng:

– Cốc nước ngay lập tức có màu hồng đỏ

– Toàn bộ phân chìm xuống và tan rất nhanh,

– Sau khi khoắng mạnh, dung dịch có màu hồng đỏ, vẩn đục, không có váng đỏ bám quanh thành cốc. Có thể để lại cặn không tan hết.



2/ Phân Ka-li sunfat (SOP, K2SO4) chứa 50% K2O:


+ Màu đặc trưng: trắng, ở dạng hạt nhỏ hoặc bột,

+ Hình thức làm giả: dễ bị trộn lẫn với bột đá vôi hoặc bột vôi sống, bột đất sét trắng.
Cách thử: Cho 7-10 gam phân mẫu thử vào cốc nước trong và quan sát hiện tượng

– Phân Sun – phát Ka – li (SOS) thật:

+ Tan hết trong nước và dungdịch sẽ có màu trong suốt.

– Phân Sun – phát Ka – li (SOS) kém chất lượng:

+ Có thể không tan hết trong nước mà để lại cặn lắng (bột đá) hoặc dung dịch vẩn đục do huyền phù của vôi hoặc sét trắng.

4/ Phân U-rê:

Màu sắc đặc trưng: loại hạt trong và hạt đục, có hàm lượng ni-tơ tối thiểu là46%.


4.1/ Phân biệt phân Urê dạng trong



+ Phân U-rê hạt trong rất dễ tan, có màu trắng trong, dạng hạt tròn.

+ Được làm giả bằng bằng cách trộn phân SA vào phân U-rê theo một tỷ lệ nhất định (do phân SA rẻ hơn phân U-rê)
Cách thử: Bằng cách quan sát hạt phân

+ Phân U-rê thật phải có dạng hạt tròn.

+ Phân Urê kém chất lượng có lẫn phân SA thì các hạt phân SA có dạng tinh thể, nhiều góc cạnh.


4.2/ Phân U-rê hạt đục



+ Phân có dạng hạt to, đường kính hạt 2- 4mm, cứng, màu trắng đục như sữa.

+ Loại phân này phải nhập khẩu 100%, rất khó làm giả hoặc việc làm giả không đem lại lợi ích đáng kể nên có thể an tâm khi mua và sử dụng loại phân này.


5/ Phân DAP



+ Màu sắc đặc trưng: xanh ngọc, xanh nõn chuối, vàng, trắng ngà, xám, nâu, đen. Phân có dạng hạt tròn.

+ Chất lượng phân phụ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng ghi trên bao bì sản phẩm.

+ Đây là loại phân vẫn nhập khẩu. nên khi mua phân DAP phải kiểm tra bao bì có ghi rõ nguồn gốc nhập khẩu từ nước nào, hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm…


6/ Phân Sun-phát A-môn (SA, (NH4)2SO4)



+ Màu đặc trưng: màu trắng trong hoặc trắng ngà, dạng tinh thể lấp lánh như kim cương hoặc như đường kính trắng, nhưng cỡ hạt lớn hơn, hoặc dạng hạt nhỏ, mịn.

+ Tính chất: Dễ tan và tan hết trong nước, khi tan hấp thu nhiệt rất mạnh

Dùng để bón trực tiếp cho cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày, hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất phân hỗn hợp NPK


7/ Phân Supe Lân:



+ Màu đặc trưng: có màu xám và xám xanh

+ Tính chất: dạng bột mịn, hàm lượng lân (P2O5 hữu hiệu) khoảng 15,5%-16%


8/ Lân nung chảy:


+ Màu đặc trưng: đen, xanh đen hoặc xám sẫm. 

+ Tính chất: có dạng bột mịn và dạng mảnh

9/ Phân Mô-nô A-mô-ni-um Phốt-phát (MAP) 

+ Màu sắc: nâu, xám, đen, xanh, vàng

+ Tính chất: có dạng hạt tròn, đường kính 1-4mm

Loại phân này chủ yếu dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại phân NPK

10/ Phân hỗn hợp NPK

Phân NPK chia ra làm 2 nhóm:

– Nhóm phân khoáng trộn:

+ Sản xuất bằng cách phối trộn từ các loại phân nguyên liệu chứa đạm, lân và kali theo một tỷ lệ nhất định.

+ Có công nghệ sản xuất đơn giản, nhưng sản phẩm khó làm giả mà chỉ có làm kém chất lượng. 

+ Người tiêu dùng có thể nhận biết bằng cảm quan từng thành phần phân bón có trong hỗn hợp (hạt đạm, hạt Ka-li, hạt Lân….) 

– Nhóm phân phức hợp:

+ Sản xuất bằng cách: nghiền nhỏ, trộn đều các loại nguyên liệu thành phần, sau đó tạo thành các hạt phân tổng.

+ Nhóm này dễ bị làm giả, làm nhái bằng cách vê viên các nguyên liệu rẻ tiền như đất mùn, than bùn, bột sét, bột màu… tạo thành sản phẩm có hình dáng và màu sắc giống như hàng thật.


Phương pháp thử phân bón

+ Cho phân vào cốc nước thủy tinh khuấy đều,

+ Nếu phân bón tan hết (có thể vẫn lắng cặn) hoặc chưa tan nhưng khi bóp nhẹ thì tan vụn ra là đạt yêu cầu;

+ Nếu bóp mà dẻo, khi vào nước không nổi váng…thì đó là phân giả do trộn đất sét, trộn gạch non…

+ Khi bón thử trên cây rau ăn lá thì chỉ sau 3-5 ngày nếu phân chất lượng tốt, cây rau xanh và tươi mướt, còn phân giả và kém chất lượng thì không thấy thay đổi, thậm chí có hiện tượng lá vàng, thối rễ.