Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

TRỒNG MẦM LÚA MẠCH

Mầm mạch (Fructus Hordei germinatus) hay còn được biết đến với tên gọi mạch nha, là hạt chín già đã được nảy mầm khô ở nhiệt độ dưới 60 độ C của cây đại mạch (Hordeum sp.). Thành phần hóa học: trong mầm mạch có chứa chất béo, tinh bột, protid, saccarose, vitamin B, C,  đường maltose và nhiều men amylaza, maltaza, diastaza, lipaza, peptidaza, invertaza, proteaza… Theo Đông y, mầm mạch có tính bình, vị mặn ngọt, vào kinh tỳ và vị. Tác dụng làm tiêu hoá thức ăn, giảm sữa, khai vị. Có công năng tiêu thực, bổ tỳ, nhuận phế, hoà trung. Dùng cho các trường hợp bị đầy bụng, trướng bụng không tiêu, ứ tắc sữa, ho lao, tâm phế mạn tính, ăn kém, suy nhược,
Trồng lúa mạch cần nắng nhưng tránh ánh nắng trực tiếp.

Tốt nhất để sát cửa sổ hay trong nhà kính.
Đầu tiên các bạn ngâm hạt giống lúa mạch trong khoảng 12 tiếng.

 Sau đó gieo hạt giống với mật độ dầy lên khay hoặc chậu nhựa có lỗ thoát nước ở đáy.
 Hằng ngày tưới nước khoảng 1 -2 lần để giữ hạt đủ ẩm hạt sẽ nảy mầm. Nếu không trồng nhiều hàng ngày có thể dùng bình xịt bằng tươi tưới cho ướt cả lá và chân cỏ.

Trong 3 ngày đầu nên để khay trong bóng tối để hạt nảy mầm  nhanh. Sau đó đưa khay ra ngoài sáng không cần quá nhiều ánh sáng để cây quang hợp cho lá mầu  xanh.
Sau 7 - 8 ngày có thể thu hoạch.
Mọi người có nhu cầu về nhà lưới giá rẻ trồng lan, nhà màng, nhà kính hãy liên hệ ngay:
Tư vấn lắp đặt : 0907160005
Tư vấn vật tư: 0889008222

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét