Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

ONG MẮT ĐỎ - LOẠI CÔN TRÙNG CÓ ÍCH CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP


  1. Ở Việt Nam từ năm 1988 được sự tài trợ của Tổ chức bánh mỳ Thế giới đã tiến hành nghiên cứu qui trình nuôi nhân, tuyển chọn các giống ong mắt đỏ và sử dụng chúng trong phòng trừ một số loài sâu hại chính.

Ở miền Bắc nước ta có ít nhất 3 loài ong mắt đỏ là Trichogramma chilonis Ich; T.japonnicum Ash. Ba loài ong ký sinh trứng này đều là đa thực, chúng ký sinh trên trứng của 23 loài bướm khác nhau. Cho đến nay có nhiều chủng sinh thái ong mắt đỏ đã được sử dụng trừ sâu trên những cây trồng khác nhau. Để trừ sâu đục thân ngô Osrtinia spp. Người ta sử dụng các loài ong T.maidis, T.pretiosum, T.ostriniae và T.nubilabe. Việc sử dụng ong mắt đỏ trong phòng trừ sâu hại đã đem lại nhiều lợi ích hoặc loại bỏ việc dùng thuốc hóa học, duy trì các loài thiên địch và chống ô nhiễm môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1. Tính năng và tác dụng của ong mắt đỏ

Sử dụng ong mắt đỏ làm tác nhân sinh học để trừ trứng sâu hại, bởi vì chúng có phổ ký chủ rộng nên đã sử dụng nhân thả trừ sâu trên nhiều cây trồng khác nhau.
- Trichogramma chilonis có số lượng ưu thế trong các hệ sinh thái ruộng cạn, ruộng rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả với chiều cao từ 2,5m trở xuống.
- T.jap nicum có số lượng ưu thế trong các hệ sinh thái ruộng lúa nước.
- T.dendrolimus có số lượng ưu thế trong các hệ sinh thái rừng trồng, các cây rừng, các vườn cây ăn quả với chiều cao cây trên 2,5m.
1.2. Phương pháp nuôi nhân ong mắt đỏ
Có 2 phương pháp:
- Nuôi nhân ong mắt đỏ trong phòng thí nghiệm hoặc xưởng sản xuất qui mô nhỏ dựa trên qui trình kỹ thuật đã được nghiên cứu đề xuất:
Nhiễm ong mắt đỏ
- Tạo điều kiện cho ong mắt đỏ phát sinh và phát triển trong thiên nhiên như không sử dụng thuốc hóa học ở giai đoạn đầu của cây, làm tăng một số quần thể tự nhiên và ong sẽ khống chế sâu hại và tự chúng sinh sản trong tự nhiên.

1.3. Cách sử dụng ong mắt đỏ
Nên sử dụng ong mắt đỏ trên mô hình IPM để tăng nhanh số lượng trong thiên nhiên, góp phần quản lý dịch sâu hại. Thả ong vào lúc bướm sâu hại xuất hiện rộ vào các lứa sâu. Ví dụ: đối với sâu cuốn lá nhỏ hại lúa, vụ xuân nên thả ong mắt đỏ vào lứa 2-3; vụ mùa nên thả vào lứa 5-6. Nên thả vào buổi sáng và theo chiều gió để ong phát tán được xa, không nên thả ong vào lúc trời mưa. Dùng túi nilon nhỏ nhỏ đựng đàn ong đẻ tránh mưa và gài vào thân cây. Thả ong với số lượng 1,5-2 triệu cá thể/ha.
Ở tỉnh Quảng Nam ong mắt đỏ đã được Viện Bảo vệ thực vật chuyển giao nuôi nhân để sử dụng trừ sâu đục thân hại mía và ngô.
Thả ong mắt đỏ trừ trứng sâu đục thân ngô cho hiệu quả tương đối rõ: Ở ruộng thả ong tỷ lệ ổ và quả trứng bị ký sinh là 78,3% và 66,6%; cao hơn so với ruộng đối chứng là 51% và 47,5%. Tỷ lệ cây bị sâu đục thân, tỷ lệ cờ gẫy trên ruộng thả ong mắt đỏ thấp hơn so với đối chứng là 32 và 20%.
Thả ong mắt đỏ trừ trứng sâu đục thân mía tỷ lệ ký sinh ổ và quả trứng đạt 82,6% và 78,6%, cao hơn so với ruộng đối chứng theo tuần tự là 23,5% và 25,3%.
https://xuannong.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét