Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

CÁCH CẮM HOA LÂU TÀN - ISRAEL


Thuốc cắm hoa lâu tàn, đây là một sản phẩm theo công nghệ của ISRAEL được bán tại cửa hàng Xuannong.vn.

 Thuốc dưỡng hoa lâu tàn Israel  phù hợp sử dụng cho các shop hoa, nhà hàng, khách sạn, nhà vườn trồng hoa... Sản phẩm sử dụng các hóa chất với liều lượng vừa phải (chỉ 5% chất tẩy để diệt khuẩn), đảm bảo an toàn khi sử dụng

Giữ hoa tươi lâu hơn và không cần thay nước mới


Thuốc có tác dụng kích thích hoa hút đầy đủ chất dinh dưỡng để giữ hoa tươi lâu gấp 2 lần bình thường và 14 ngày không cần thay nước mới. Cánh hoa và bông hoa cứng cáp hơn, kích thích hoa nở bung đẹp hơn, ngăn gãy cổ hoa. Đặc biệt, có thể giúp "tái tươi trở lại" nếu hoa bị héo và kéo dài hơn.


Hướng dẫn sử dụng
  • Cho 1 gói dưỡng hoa lâu tàn 5g vào bình 0.5L nước. Thuốc dưỡng hoa sẽ tự tan trong nước (không cần khuấy)
  • Cắt lại gốc hoa và trang trí hoa vào bình
  • 1 gói 5g có thể sử dụng cho 1 bó hoa cắm bình 10 cành trở xuống (tùy loại hoa)
  • Nếu hoa hút hết nước do đặc tính của hoa hay do thời tiết quá nóng... vui lòng tiếp tục pha thêm thuốc dưỡng hoa để duy trì hoa luôn hút nước
  • Không thay nước (vì nước là dinh dưỡng hoa)
XEM THÊM: 

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

Ý NGHĨA CỦA HOA ĐẬU BIẾC

Cây hoa đậu biếc có tên khoa học là Clitoria ternatean. Chi đậu biếc (Clitoria), họ đậu (Fabaceae).Tên khác: Bông biếc, đậu hoa tím, đậu biếc, dây đậu biếc.

Có nguồn gốc ở Châu Á, khu vực nhiệt đới với khí hậu ấm nóng. Phổ biến ở Đông Nam Á và được trồng rộng rãi.
Hoa có sắc tím biếc, vẻ đẹp rực rỡ mong manh tượng trưng cho sự khởi đầu mới, niềm vui bất tận, sự duyên dáng và thanh nhã.
Ngoài ra, hoa đậu biếc còn là biểu tượng cho người phụ nữ, mang ý nghĩa thủy chung sâu sắc. Ngắn nhìn đậu biếc, bạn sẽ thấy nhẹ nhàng, tĩnh lặng và sâu lắng.

Đặc điểm của hoa đậu biết:
  • Là loại cây thân thảo, leo, có thân và cảnh mảnh, có lông.
  • Lá dạng kép, mọc đối, cuốn dài và cố lông. Một lá mớn có 5 lá nhỏ mọc đối nhau. Mỗi lá chét dài khoảng 3 – 4 cm. Có màu xanh ở định nhọn, giữa lá phình to.
  • Hoa đậu biếc có hai loại là hoa cánh đơn và hoa kép. Có màu tím và màu hồng, nhưng phổ biến hơn cả là màu tím biếc. Có mùi thơm nhẹ, cuốn nhỏ dài 4 – 7mm.
  • Quả hoa đậu biếc đẹp, dài khoảng 7 – 10cm, có hạt nhỏ bên trong. Có màu xanh lúc non và chuyển sang màu nâu khi già. Một quả thường có 6 – 8 hạt. Hạt có màu đen, bóng và có đốm nhỏ.
Tác dụng của hoa đậu biếc
  • Hoa đậu biếc thường được trồng làm cảnh, làm giàn leo cho bóng mát.
  • Có màu xanh tím biếc nên được dùng nhiều trong chế tạo phẩm màu tự nhiên.
  • Hoa đậu biếc chứa Proanthocyanidin. Đây là chất chống oxy hóa đem lại hiệu quả cực kỳ cao, gấp mấy mần vitamin C, E. Vì thế, đậu biếc có tác dụng rất tốt trong làm đẹp và trị các bệnh liên quan đến trí não như tăng cường trí nhớ, lưu thông máu huyết, ngăn chặn nguy cơ ung thư, làm chậm tiến độ lão hóa… Người bệnh chỉ cần uống nước hoa đậu biếc được hãm như trà cùng với mật ong sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt.
  • Giảm đau, cầm máu, tiêu viêm hiệu quả. Chỉ cần đun nước hoa và lá đậu biếc lên uống sẽ giúp giảm đau sung do viêm họng. Hoặc có thể dùng để rửa vết thương, ngăn mưng mủ, giảm phù nề.
  • Lá có tác dụng cầm máu, trị mụn nhọt, mẩn ngứa, nọc đốt, rắn cắn hoặc viêm mắt.
  • Hạt có chứa nhựa màu trắng và tinh dầu nên thường được sử dụng làm thuốc gây nôn mửa.
XEM THÊM: https://xuannong.vn/hoa-dau-biec-id776.html

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

HƯỚNG DẪN TRỒNG PHONG LỮ THẢO


Cây phong lữ thảo là cây lâu năm, mọc thẳng đứng, phân nhánh nhiều , cây trưởng thành cao khoảng 20 - 50 cm với những chiếc lá xanh sẫm, hình oval  mềm mại dịu dàng. Trên lá có lớp long dày bảo vệ lá khỏi côn trùng. Lá phong lữ thảo đứng cũng có mùi thơm đặc biệt , vò trà sát lá mùi sẽ đậm và rõ hơn
    Hoa phong lữ thảo đứng có hai loại là phong lữ thảo đơn (5 cánh) và kép với những màu đặc trưng như trắng, hồng, cam nhạt, cam, đỏ, đỏ tươi, tím và hai màu xen lẫn. Hoa mọc thành chùm mỗi chùm hoa có khoảng 5-12 bông hoa nhỏ chụm lại như một bông hoa lớn nổi bật giữa nền lá xanh

Kỹ thuật trồng cây
Giâm cành:
  • Chọn cắt cành giâm từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại.
  • Trên cây mẹ chọn cắt đoạn cành bánh tẻ (thân có màu xanh nâu, không quá già nhưng cũng không được non quá).Mỗi đoạn hom giâm dài khoảng 10 cm, có ít nhất 2-3 mầm mắt khỏe.
  • Dùng dao sắc cắt vát một góc 45 độ để có diện tích tiếp xúc với giá thể lớn nhất sẽ cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. Cắt bỏ hết các lá chỉ chừa lại phần cuống lá khoảng 1-2 mm.
  • Có thể giâm cành trực tiếp vào chậu, vào bầu hoặc trên luống ươm cho ra rễ, phát triển thành cây con rồi mới đem cấy vào chậu.
Gieo hạt:

  • Có thể lấy hột từ trái sau mùa hoa, hoặc mua hột từ nước ngoài. Mỗi túi hột giống chứa khoảng 20 hột, hột khá nhỏ.
  • Từ lúc gieo cho tới lúc có hoa mất khoảng 18 – 20 tuần.
  • Đổ chất trồng vào chậu nhựa có lổ thoát ở đáy.
  • Chất trồng gồm đất, xơ dừa, tro trấu.Tỷ lệ bằng nhau, trộn đều.Cũng có thể dùng đất vườn.
  • Gieo hột thành hàng cách nhau 2cm. Khoảng cách hột trên mỗi hànglà 5cm.
  • Tưới sương mỗi sáng và phủ kiếng hay giấy nylon trong để giữ ẩm.
  • Sau 2 tuần mở giấy nylon hay bỏ kiếng ra, tránh tưới nước cho đất thoáng ráo để tránh thối.
  • Khi lá đầu tiên phát triển,phải trồng riêng ra chậu nhỏ. Bứng và nâng bằng 2 ngón tay cây con có kèm theo chút đất trồng.
XEM THÊM: https://xuannong.vn/hoa-phong-lu-thao-id864.html

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA CÚC


Hoa cúc là loài hoa đẹp và thường được chọn trang trí vào ngày tết. Hoa cúc có nhiều loại khác nhau, màu sắc khác nhau. 

Kỹ thuật trồng hoa cúc
  • Do đặc điểm phát triển của bộ rễ cúc, cúc thích hợp trồng trên đất thịt nhẹ, đất tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa, màu mỡ, nhiều mùn, đất có tầng canh tác dày, chủ động được nguồn nước tưới. Thích hợp với đất pH= 6 – 7.
  • Đất được cày sâu và bừa kỹ, có tác dụng giúp cho bộ rễ phát triển tốt, ăn sâu vào đất được rễ dàng. Tốt nhất đất trồng cúc nên được phơi ải để có thể tiêu diệt được 1 số mầm mống gây bệnh tiềm tàn có trong đất, mặt khác tăng hoạt động của những vi sinh vật có ích trong đất, giúp giữ phân và giữ nước tốt.
  • Dựa vào đặc điểm đất trồng và thời vụ để có thể thiết kế luống trồng 1 cách hợp lý nhất. Luống trung bình cao 25 – 30cm. Những khu vực đất trũng, hay bị ngập nước ta có thể lên luống cao 30 – 35cm.
  • Làm đất kết hợp với bón phân lót cho cây là phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ kết hợp với 1 phân phân hóa học vừa phải.Tăng chất lượng và dinh dưỡng cho đất trồng cúc.

Khoảng cách trồng cúc có thể thay đổi phụ thuộc vào giống, mùa vụ gieo trồng và mục đích của các nhà vườn.
  •  Đối với những giống hoa có to, cây mật và tương đối thấp, thường chỉ để 1 bông trồng với khoảng cách 15 x15cm. Mật độ 250.000-300.000 cây/ha.
  •  Đối với giống hoa nhỏ, hoa thành chùm. Mật độ 80.000 – 85.000 cây với khoảng cách 30x40cm..
Kỹ thuật chăm sóc
  • Cúc thích hợp trồng những nơi cao ráo, thoát nước tốt. Là cây chịu ngập úng kém. Lưu ý bổ sung nước và giữ ẩm cho cây.
  • Muốn cây ra nhiều cành, nhiều hoa thì phải tiến hành bấm ngọn cho cúc. Sau trồng 15 – 20 ngày tiến hành bấm ngọn: Ngắt 1 – 2 đốt trên thân chính. Tiến hành bấm ngọn 3 – 4 lần, các lần bấm ngọn cách nhau 15 – 20 ngày.
  • Tiến hành làm cỏ kết hợp với vun xới ở giai đoạn đầu. Lúc cây phân cành phân nhánh mạnh thì hạn chế xới đất, ảnh hưởng không tốt đến bộ rễ cúc.
  •  Cần cắm cọc làm giàn đỡ cho cây đứng, tránh khỏi đổ ngã. Nếu cây nhiều cành, nhiều hoa có thể cắm cọc xung quanh để hạn chế gẫy cành, gãy hoa, hoa mọc thẳng.

  • Đối với những giống cúc cây mập, thấp là chỉ lấy 1 bông to phải tiến hành tỉa nhánh phụ mọc từ nách lá.

XEM THÊM: https://xuannong.vn/sanpham.html?tk=2A2H1tg1v3n3e1v

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

CÁCH TRỒNG HOA OẢI HƯƠNG - LAVENDER

Hoa oải hương (tên khoa học là Lavandula angustifolia) là một loại cây thuộc họ hoa Môi (Lamiaceae), tên tiếng Anh là lavender. Oải hương xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải, là loại cây bụi thường niên thường có màu tím đặc trưng và mùi thơm nồng.Từ thời Trung Cổ, nó đã được dùng làm hương liệu và thảo dược. Ngoài ra tinh dầu oải hương còn có tác dụng đuổi côn trùng, sát thương, thuốc an thần, chất kháng khuẩn.

Ngày nay oải hương trồng ở ở nhiều nơi và là loại cảnh phổ biến. Tuy nhiên ở nước ta vẫn còn rất hiếm và để có 1 bó lavender vẫn là niềm mơ ước. Do khí hậu nước ta không phù hợp nên khi trong phải được chăm sóc rất kỹ, và tuân theo kỹ thuật nghiêm ngặt.
Thời gian gieo trồng

Oải hương là cây chịu nắng và chịu hạn cao, không ưa ẩm. Khí hậu quá ẩm hoặc quá nóng nước ta trong thì oải hương khó phát triển tốt, đòi hỏi phải chăm sóc kỹ. Các nước ôn đới thường bắt đầu gieo hạt vào mùa xuân. Vùng lạnh thì gieo vào tháng 4 - 6, hoặc trong nhà kính thì vào mùa đông. Do nước ta không quá lạnh nên ngoài bắc gieo vào mùa thu, mùa đông, Đà Lạt, Sapa thì gieo quanh năm nhưng tránh mưa nhiều. Miền nam thì rất khó khăn nên gieo vào dịp tháng 11 - 12. Thời gian nảy mầm của oải hương rất dài từ 1 - 3 tuần, có khi 1 tháng. Nhiệt độ thích hợp 18 - 24 độ C, ánh sáng vừa phải.Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa
Do một thời gian dài ngủ, hạt giống trước khi trồng nên được ngâm trong 12 giờ, và sau đó cho gibberellin ngâm hai giờ trước khi gieo. Đất san lấp mặt bằng trước khi trồng, tưới tiêu cho đến khi thấm nước, gieo hạt giống, và sau đó được phủ một lớp đất tốt, độ dày 0,2cm, phủ cỏ hoặc bộ phim nhựa để giữ ẩm của đất. Duy trì nhiệt độ 15 đến 25°C. Nếu bạn không có gibberellin có thể thời gian nảy mầm mất một tháng để nảy mầm. Ít hơn 15°C có thể mất từ 1 đến 3 tháng nảy mầm. Giai đoạn cây con phải chú ý đến tưới nước nhưng không quá nhiều, khi oải hương nảy mầm được 5 -10cm thì đem trồng.
Đất: phù hợp với đất cát hơi có tính kiềm hoặc trung tính. Chú ý đến thoát nước phải tốt, nên làm gò đất cao rãnh trước khi trồng. 
Tưới nước: hoa oải hương không thích rễ thường xuyên giữ nước. Tưới nước vào buổi sáng để tránh ánh nắng mặt trời, tránh làm gẫy dập lá dễ gây hư hỏng, sinh sản của sâu hại và dịch bệnh.
 Ánh sáng: là cây ưa sáng nên cần rất nhiều ánh sáng mặt trời và môi trường độ ẩm thích hợp. Nên có ít nhất 50% ánh sáng của mặt trời che khuất trong mùa hè, tăng cường thông gió để giảm nhiệt độ môi trường xung quanh nhất là nước ta.
Nhiệt độ: nhiệt độ tăng trưởng tốt nhất 15 đến 25°C và từ 5 ~ 30℃ có thể phát triển. Giới hạn nhiệt độ: 35℃ cao hơn 38 ~ 40 ℃ trên cùng của thân và lá màu vàng.
Bón phân: Oải hương chịu khắc nghiệt tốt, ít cần dinh dưỡng. Tuy nhiên để hiệu quả. Bón phân sẽ là bột xương trên mặt đất mỗi ba tháng một lần. Các cây con bón phân (20 - 20 - 20), cây trưởng thành bón hoa (20 - 30 - 20).
Tỉa: sau thu hoạch hoặc sau 1 năm chúng ta cắt tỉa oải hương để cho cây phát triển tốt ở đợt sau. Vùng lạnh cắt tỉa hoàn toàn vào mùa đông, còn ở Việt Nam thì cắt khi hoa tàn.
Mẹo nhỏ để có một chậu hoa oải hương đẹp
Nếu đặt chậu hoa gần cửa sổ, khi cây ra hoa, bạn hãy xoay chậu mỗi ngày để ánh sáng có thể tiếp xúc mọi phía như nhau, chậu hoa sẽ phát triển đồng đều và đẹp.
Thay chậu mỗi năm một lần, chậu sau lớn hơn chậu trước khoảng 3cm đường kính. Bổ sung đất trồng cho chậu mới.
Sau khi ra hoa và bắt đầu tàn nên cắt bỏ cuống hoa để kích thích cây đẻ nhánh và cho hoa tiếp.
Bạn có thể sử dụng hoa oải hương để chiết xuất tinh dầu, hay làm nguyên liệu cho nhiều món ăn.
Hạt giống hoa oải hương: https://xuannong.vn/hoa-lavender-hoa-oai-huong-id6.html

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019

Hướng dẫn trồng hoa dạ yến thảo

Dạ yến thảo là loài hoa lý tưởng để trồng trong giỏ treo và trên ban-công. Ưu điểm của giống hoa này là cho hoa nhiều và thân có tính năng buông rủ nên không chỉ làm đẹp và còn giúp che khuyết điểm cho các ban công đã cũ.


Hoa bền hơn các loại hoa cánh mỏng khác. Hiện hoa đã có rất nhiều dạng: cánh trơn, cánh kép, cánh viền, cách sọc, ngôi sao, 2 màu trên 1 hoa, loại rũ, loại leo...
Dạ yên thảo phong phú, đa dạng về dáng hoa & sắc hoa (dạ yên thảo trơn, dạ yên thảo viền, dạ yên thảo sọc). Dạ yên thảo là loại cây chịu nhiệt, lạnh & rất dễ sống khi lớn.
Khi cây bắt đầu nhú lên, bạn tháo tấm phủ plastic ra & di chuyển khay ươm đến nơi sáng &  thoáng mát. Điều này thường xảy ra khoảng từ bảy đến mười ngày sau khi bạn gieo hạt giống cây dã yên thảo.


- Sau khi hạt nảy mầm (7 – 10 ngày sau gieo) nên để cây hút nước từ đáy chậu, chú ý không nên để cây bị thiếu nước.
- Sau khi cây ra 5 – 6 lá thật bạn chuyển cây từ khay ươm trồng sang chậu cố định.
- Lúc đầu nên đặt chậu tại nơi mát, đợi cây đâm chồi mới và bén rễ thì chuyển cây ra chỗ có ánh nắng.
- Lưu ý : Đất trồng phải tơi xốp, phải thoát nước & giữ ẩm tốt (bạn có thể dùng giá thể dinh dưỡng
- Lúc này cần bón bổ sung đạm cho cây phát triển (nếu dùng đạm cá nhập khẩu từ Canada của thì bạn bón 2 lần 1 tuần & bón lúc chiều mát).
- Cung cấp nước cho cây thường xuyên, không để đất trồng trong chậu quá khô vào thời kỳ cây sinh trưởng.
 Dạ yên thảo cần một nơi thoáng mát & nhiều ánh sáng (không phải ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp) để nảy mầm.
 Vùng có khí hậu lạnh thời điểm gieo trồng thích hợp nhất là tháng 2 – 4 khi tiết trời đã mát & ấm áp. Với khí hậu khu vực phía Nam thì có thể gieo trồng dạ yên thảo quanh năm.
- Gieo hạt lên giá thể ươm, không cần lấp đất lên trên. Tưới nước phun sương & phủ tấm plastic bọc khay ươm lại & đặt nơi thoáng mát, có ánh sáng nhẹ, ấm áp, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.



- Giữ cho giá thể luôn ẩm nhẹ.
Khi đường kính cây tỏa ra khoảng 15cm bạn cần tỉa cành & cắt nhánh thường xuyên để kích thích cây tăng trưởng, đâm chồi nhảy nhánh & ra hoa nhiều.Bón bổ sung tin rong biển hỗ trợ cây ra hoa & hoa sẽ rực rỡ hơn, lâu tàn hơn (mỗi tuần bón 1 lần cho cây vào lúc chiều mát)
- Sau khi hoa nở: ngắt bỏ cả cuống hoa thì chồi nách sẽ phát triển và hoa tiếp tục nở.

LIÊN HỆ NGAY: 0901 087 973

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

ONG MẮT ĐỎ - LOẠI CÔN TRÙNG CÓ ÍCH CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP


  1. Ở Việt Nam từ năm 1988 được sự tài trợ của Tổ chức bánh mỳ Thế giới đã tiến hành nghiên cứu qui trình nuôi nhân, tuyển chọn các giống ong mắt đỏ và sử dụng chúng trong phòng trừ một số loài sâu hại chính.

Ở miền Bắc nước ta có ít nhất 3 loài ong mắt đỏ là Trichogramma chilonis Ich; T.japonnicum Ash. Ba loài ong ký sinh trứng này đều là đa thực, chúng ký sinh trên trứng của 23 loài bướm khác nhau. Cho đến nay có nhiều chủng sinh thái ong mắt đỏ đã được sử dụng trừ sâu trên những cây trồng khác nhau. Để trừ sâu đục thân ngô Osrtinia spp. Người ta sử dụng các loài ong T.maidis, T.pretiosum, T.ostriniae và T.nubilabe. Việc sử dụng ong mắt đỏ trong phòng trừ sâu hại đã đem lại nhiều lợi ích hoặc loại bỏ việc dùng thuốc hóa học, duy trì các loài thiên địch và chống ô nhiễm môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1. Tính năng và tác dụng của ong mắt đỏ

Sử dụng ong mắt đỏ làm tác nhân sinh học để trừ trứng sâu hại, bởi vì chúng có phổ ký chủ rộng nên đã sử dụng nhân thả trừ sâu trên nhiều cây trồng khác nhau.
- Trichogramma chilonis có số lượng ưu thế trong các hệ sinh thái ruộng cạn, ruộng rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả với chiều cao từ 2,5m trở xuống.
- T.jap nicum có số lượng ưu thế trong các hệ sinh thái ruộng lúa nước.
- T.dendrolimus có số lượng ưu thế trong các hệ sinh thái rừng trồng, các cây rừng, các vườn cây ăn quả với chiều cao cây trên 2,5m.
1.2. Phương pháp nuôi nhân ong mắt đỏ
Có 2 phương pháp:
- Nuôi nhân ong mắt đỏ trong phòng thí nghiệm hoặc xưởng sản xuất qui mô nhỏ dựa trên qui trình kỹ thuật đã được nghiên cứu đề xuất:
Nhiễm ong mắt đỏ
- Tạo điều kiện cho ong mắt đỏ phát sinh và phát triển trong thiên nhiên như không sử dụng thuốc hóa học ở giai đoạn đầu của cây, làm tăng một số quần thể tự nhiên và ong sẽ khống chế sâu hại và tự chúng sinh sản trong tự nhiên.

1.3. Cách sử dụng ong mắt đỏ
Nên sử dụng ong mắt đỏ trên mô hình IPM để tăng nhanh số lượng trong thiên nhiên, góp phần quản lý dịch sâu hại. Thả ong vào lúc bướm sâu hại xuất hiện rộ vào các lứa sâu. Ví dụ: đối với sâu cuốn lá nhỏ hại lúa, vụ xuân nên thả ong mắt đỏ vào lứa 2-3; vụ mùa nên thả vào lứa 5-6. Nên thả vào buổi sáng và theo chiều gió để ong phát tán được xa, không nên thả ong vào lúc trời mưa. Dùng túi nilon nhỏ nhỏ đựng đàn ong đẻ tránh mưa và gài vào thân cây. Thả ong với số lượng 1,5-2 triệu cá thể/ha.
Ở tỉnh Quảng Nam ong mắt đỏ đã được Viện Bảo vệ thực vật chuyển giao nuôi nhân để sử dụng trừ sâu đục thân hại mía và ngô.
Thả ong mắt đỏ trừ trứng sâu đục thân ngô cho hiệu quả tương đối rõ: Ở ruộng thả ong tỷ lệ ổ và quả trứng bị ký sinh là 78,3% và 66,6%; cao hơn so với ruộng đối chứng là 51% và 47,5%. Tỷ lệ cây bị sâu đục thân, tỷ lệ cờ gẫy trên ruộng thả ong mắt đỏ thấp hơn so với đối chứng là 32 và 20%.
Thả ong mắt đỏ trừ trứng sâu đục thân mía tỷ lệ ký sinh ổ và quả trứng đạt 82,6% và 78,6%, cao hơn so với ruộng đối chứng theo tuần tự là 23,5% và 25,3%.
https://xuannong.vn/

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

ĐINH LĂNG - BÀI THUỐC QUÝ CHỮA NHIỀU BỆNH

Đinh lăng loài cây thường hay được nhắc đến với tác dụng chữa bệnh, người ta sử dụng rễ cây đinh lăng để ngâm rượu. Sau đây là một số bài thuốc hay và công dụng chữa bệnh thần kì của cây đinh lăng.


Chữa mệt mỏi


Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Chữa ho lâu ngày
Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Chữa sưng cơ, đau khớp
Lấy 40gam lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau
Phòng co giật ở trẻ
Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm
Chữa đau lưng mỏi gối


Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
Chữa viêm gan
Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 tháng.
Chữa thiếu máu
Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
Chữa ho suyễn lâu năm


Lấy rễ Đinh lăng, Bách bộ, Đậu săn, Tang bạch bì, Nghệ vàng, Tần dày lá tất cả đều 8gr, Xương bồ 6gr, Gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Bồi bổ thanh lọc cơ thể
Lá Đinh lăng tươi từ 150-200gr, nấu sôi với khoảng 1000ml nước. Sau khi sôi khoảng 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, có thể đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lấy nước thứ hai. Uống trong ngày thay nước. Cách dùng này thuận tiện vì lá tươi thu hái quanh năm, còn rễ thì sau nhiều năm mới thu hoạch được, nên có thể dùng lá thay rễ cũng đảm bảo được tác dụng tốt cho cơ thể.


xuannong.vn

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Vai trò quan trọng của kali đối với cây trồng

Kali có tên tiếng anh là Potassium. Độ dinh dưỡng của phân Kali được đánh giá bằng hàm lượng %K2O trong phân.
Tác dụng vai trò của Kali đối với cây trồng
Kali là thành phần cấu tạo nên mô của cây trồng và cây cần lượng lớn Kali cho toàn bộ bộ phận. Kali ảnh hưởng đến sự kiểm soát nước trong quá trình thoát hơi nước khỏi thực vật. `

Khi ánh sáng yếu Kali có tác dụng kích thích quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây.
 Phân Kali giúp cho cây hấp thu được nhiều đạm hơn, hoạt động như chất xúc tác cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.
Kali giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh độ pH, lượng nước ở khí khổng.

Cần lưu ý rằng Kali dễ tan, dễ rửa trôi trong thời gian mưa nhiều và ngập nước, vì thế ở những vùng nhiệt đới với lượng mưa cao người ta thường bón nhiều Kali.
Khi thiếu: Ban đầu đỉnh lá già bị cháy; thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi. Cây phát triển chậm và còi cọc, thân cây dễ bị đổ ngã.
Nếu thừa: Cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi
IÊN HỆ : 0901 087 973 để được hỗ trợ
ĐẾN NGAY CỬA HÀNG XUÂN NÔNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:
CN1: 140b, Nguyễn Văn Cừ nối dài, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
CN2: 614, đường 3/2, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
CN3: 1494, Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Phước, TP. Long Xuyên, An Giang

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

Ý nghĩa phong thủy của cây tre

Cây tre là loại cây gần gũi và thân thuộc với hình ảnh làng quê Việt Nam. Ngày nay, tre không chỉ là hình ảnh mộc mạc cho làng quê cho con người Việt Nam mà còn có rất nhiều ý nghĩa về phong thủy.
Vào những ngày tết hay những ngày thường thì tre trúc được chọn trang trí cho không gian nhà.

Trong phong thủy cây tre cũng mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng. Cây tre đã từ lâu được cho là một biểu tượng của tuổi thọ bởi luôn xanh tươi quanh năm trong bất cứ thời tiết nào và vẫn có thể phát triển trong nững điều kiện rất khó khăn.

Họ nhà tre có rất nhiều loài, mỗi loài lại có rất nhiều chi với những tên gọi khác nhau. Cây tre có nhiều gai, nhiều là ở thân biểu tượng cho tuổi già thanh thản cùng gia đình hạnh phúc, con cháu giỏi giang, thành đạt. Loài tre có thân đặc tượng trưng cho một cuộc sống mạnh khỏe, không có bệnh tật. Những ai muốn tre đem lại thọ khí cho gia đình thì trồng những cây tre trong chậu đặt ở phía trước ngôi nhà, tốt nhất là đặt dọc theo phía Đông của vườn nhà.

Treo một bức tranh vẽ theo lối truyền thống hình dáng cây tre sum xuê, rậm lá trong phòng học hay văn phòng có thể gặp may mắn về việc học hành và trên đường sự nghiệp. Nên chọn bức tranh có vẽ nhiều lá tre đang đung đưa theo những con số tốt. Những nhóm có từ sáu tới chín lá tốt hơn là những nhóm có từ hai đến năm lá.
Vào mùa đông lạnh giá của Trung Quốc, nhiều gia đình thường trồng những khóm tre như một tấm lá chắn chống lại những đợt gió buốt giá thổi từ phương Bắc. theo cách đó, những khóm tre được trồng ở hướng Bắc khu vườn nhà sẽ như một sự che chở, bảo vệ ngôi nhà.

Nhiều nghệ sĩ và thư pháp gia đã sử dụng những nét bút hoàn hảo để tạo nên các đốt tre, thân tre và cả lá tre. Một tác phẩm thư pháp đẹp cũng là một biểu tượng tốt trong phong thủy, đặc biệt khi chữ được viết là một từ có ý nghĩa tốt đẹp. hình vẽ cây tre kết hợp với thư pháp theo phong thủy sẽ mang lại một cuộc sống hạnh phúc lâu dài, giúp người ta vượt qua những thời điểm gian nan, hoạn nạn nhất. Hình cây tre với chữ thư pháp nên treo trong phòng học hay phòng đọc sách của gia đình.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước và úng nước cho sen đá

Thông thường khi trồng sen đá chúng ta hay gặp trường hợp là sen đá bị úng nước hoặc tình trạng thiếu nước cho cây sen đá.
1. Ứ đọng nước, thừa nước
Những lá dưới cùng của sen đá khô và chết dần thì không có hiện tượng gì nhưng nếu các lá phía trên chết hoặc những lá mới ra bị chết thì đó là dấu hiệu của việc quá nước hoặc thiếu nước. Vấn đề bạn cần giải quyết ở đây là đất.


Nếu lá bắt đầu chuyển dần sang màu vàng và trong suốt và bạn cảm giác những chiếc lá mềm nhũng, chứa nước bên trong rất nhiều thì đó là lúc cây của bạn đang bị quá nước. Những cái lá này sẽ rất dễ dàng bị rơi rụng khi chỉ cần đụng nhẹ vào. Nếu bạn thấy những đốm đen, chấm nhỏ trên lá hoặc thân thì việc úng nước đã trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều và nó rất khó khăn trong việc cứu sống lại sen đá
Khi phát hiện cây có triệu chứng bị úng nước hãy ngưng tưới nước và kiểm tra đất (có thể thay đất nếu cần thiết)
Nếu bạn thấy trên thân cây có những chấm đốm đen, bạn cần phải thực hiện một số phẫu thuật để cứu cây. Việc cần làm đó làm cắt bỏ ngọn của cây, cắt đi những đốm đen. Để phần đã cắt từ 3 đến 5 ngày đến khi khô lại và bắt đầu trồng lại trong đất mới.
Cách khắc phục:
Một những cách tốt nhất để tránh bị úng nước đo là hãy chắc chắn đất của bạn có khả năng thoát nước tốt và hầu hết là ở trạng thái khô. Sen đá là loài thực vật mọng nước nên việc thiếu nước vài tuần thậm chí là vài ngày cũng không phải là vấn đề to lớn đối với cây.

2. Thiếu nước
Khi sen đá bị thiếu nước trong thời giang dài chúng sẽ xảy ra một số vấn đề. Nếu bạn thấy sen đá bắt đầu xuất hiện những nếp nhăn, khô lại và giòn thì đó là hiện tượng của việc thiếu nước có thể do không được tưới nước hoặc lương nước là quá ít.
Rất dễ dàng để bạn hồi sinh lại một cây sen đá bị thiếu nước hơn là bị úng nước. Nếu chỉ mới bắt đầu xuất hiện các nếp nhắn trên cây thì chỉ cần với 1 đến 2 chu kỳ tưới nước cây sẽ phục hỏi trở lại. Tuy nhiên nếu như cây đã bị teo lại thì sẽ không thể phục hồi lại được.
XEM THÊM:
hạt giống sen đá: https://xuannong.vn/hat-giong-sen-da-mix-id113.html